UBND THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
TRƯỜNG MẦM NON TÂN GIANG
Số: /KH-TMN
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tân Giang, ngày 04 tháng 01 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
Công tác phổ biến giáo dục Pháp luật năm 2022
Căn cứ Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT, ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ trường mầm non;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGDĐT-BTP ngày 16/11/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp hướng dẫn về việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường;
Căn cứ vào tình hình thực tế, trường mầm non Tân Giang xây dựng Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật của trường năm 2022 như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
- Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục, trách nhiệm của nhà trường trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáot trong toàn trường;
- Làm chuyển biến mạnh mẽ ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật. Gắn giáo dục pháp luật với công tác tư tưởng chính trị, đạo đức, giáo dục văn hóa truyền thống và rèn luyện ý thức tự nguyện, tự giác tìm hiểu, chấp hành pháp luật của cán bộ giáo viên, nhân viên góp phần ổn định môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục.
- Tăng cường phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước gắn tuyên truyền PBGDPL với việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”;
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật đối với đối tượng được tuyên truyền, chủ động phòng chống mọi hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ trật tự kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường.
- Kết hợp phổ biến GDPL, giáo dục đạo đức, nâng cao ý thức pháp luật đạo đức ngh nghiệp cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên phát huy những kết quả trong công tác phổ biến GDPL, những năm học qua, tổ chứ sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm.
- Thực hiện công tâc PBGDPL hiệu quả, phù hợp đối tượng; đảm bảo công tác PBGDPL được thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo, đa dạng hóa các hoạt động nhằm phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
2. Yêu cầu
- Phổ biến kịp thời, thường xuyên các quy định pháp luật đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh trong toàn trường.
- Đổi mới hình thức tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm chấp hành các chủ trương, đường lối ý thức về văn hóa giao thông và nắm các văn bản quy phạm pháp luật.
- Lựa chọn nội dung giáo dục pháp luật phù hợp, có hệ thống và bảo đảm hiệu quả thiết thực; nội dung trọng tâm là các quy định pháp luật về giáo dục mới ban hành; các quy định pháp luật mới về cán bộ, công chức, viên chức; Luật Giáo dục; Luật lao động; Điều lệ trường MN; Thông tư, hướng dẫn quy chế dân chủ, thi đua khen thưởng, tài chính, tài sản công, quản lý dạy thêm, học thêm; nội quy, quy chế trong đơn vị, các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành, tiết kiệm chống lãng phí…
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
1. Triển khai thực hiện thường xuyên, giải pháp đổi mới, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại đơn vị. Đảm bảo nguyên tắc phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Có văn bản phân công thực hiện nhiệm vụ cụ thể, bố trí cá nhân đầu mối chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc làm cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo các tiêu chí quy định tại Thông tư số 03/2018 11-BTP.
2. Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị có trách nhiệm, nghĩa vụ chủ động trong tìm hiểu, gương mẫu trong thực thi pháp luật. Gắn việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ với việc thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thực hiện dân chủ ở cơ sở đồng thời, vận động, khuyến khích việc tìm hiểu, sử dụng, chấp hành, tuân thủ pháp luật.
3. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Giáo dục và Đào tạo. Kịp thời, thường xuyên giới thiệu các quy định pháp luật mới về giáo dục, quy định pháp luật phù hợp với từng đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
4. Đổi mới, đa dạng hóa các mô hình, nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mới, tư vấn, giải đáp pháp luật trên trang mạng xã hội, môi trường số, cổng thông tin điện tử của nhà trường, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, huy động, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tập trung xây dựng, bồi dưỡng, nhân rộng, khen thường, tôn vinh gương người tốt, việc tốt, điển hình trong xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật.
5. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật. Chú trọng cập nhật, bổ sung các loại sách, báo, tài liệu, niêm yết, tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật, quy định mới, liên quan đến giáo dục và đào tạo, thực hiện dân chủ ở cơ sở, phòng, chống tham nhũng tại bản tin pháp luật nhà trường, bản tin trong phòng hội đồng giáo viên, bảo đảm điều kiện quyền tiếp cận pháp luật, nghiên cứu, tự tìm hiểu pháp luật cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
6. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – 9/11(cao điểm từ ngày 01/11 đến ngày 09/11), Ngày Pháp luật hàng tháng tại đơn vị
7. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật. Tạo điều kiện để đội ngũ được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật.
8. Triển khai có hiệu quả công tác xử lý vi phạm pháp luật trong nhà trường. Tiếp tục phổ biến kịp thời, thường xuyên các luật mới liên quan đến giáo dục và đào tạo; các văn bản QPPL liên quan đến đối tượng thuộc phạm vi quản lý của nhà trường.
9. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy kiến thức pháp luật trong chương trình giáo dục trẻ hàng ngày thông qua một số chủ đề, đặc biệt là chủ đề bé với ATGT.
10. Tiếp tục khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy, báo cáo viên, cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Nhà trường. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
11. Tiếp tục rà soát, bổ sung danh mục và trang bị một số thiết bị, tài liệu, học liệu hỗ trợ công tác phổ biến, GD pháp luật trong nhà trường. Tăng cường sử dụng các phương tiện điện tử, tin học để dạy học.
III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
1. Nội dung cơ bản (Khoản 1 Điều 10 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật) Quy định của Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật, nhiệm vụ trọng tâm của ngành, các quy định pháp luật mới về giáo dục, phù hợp với từng đối tượng thuộc phạm vi quản lý, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, phòng, chống tham nhũng, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế, Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật, lợi ích của việc chấp hành pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.
2. Nội dung mở rộng
Các chủ trương, quan điểm, chính sách mới, quy định pháp luật mà dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận, các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài các quy định pháp luật mới như: an ninh, trật tự xã hội, ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. nghĩa vụ quân sự, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu, an toàn giao thông, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội. phòng, chống mua bán người, bạo lực gia đình, bạo lực học đường, phòng, chống tác hại thuốc lá, cải cách hành chính, tư pháp, kiểm soát thủ tục hành chính, quy hoạch, đất đai, xây dựng, nhà ở, lao động, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế, khiếu nại, tố cáo, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, luật trẻ em, phòng cháy, chữa cháy, thừa phát lại, an toàn vệ sinh thực phẩm, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, xử lý vi phạm hành chính, hình sự, quy chế dân chủ ở cơ sở, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức nhà nước, quy định pháp luật gắn với việc thực hiện các Nghị quyết, Chương trình, kế hoạch của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
3. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật pháp luật
3.1. Kiện toàn ban chỉ đạo tuyên truyền PBGDPL trong nhà trường. Đảm bảo đủ cơ cấu, thành phần trong ban chỉ đạo gồm cấp Ủy đảng, chính quyền các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, giáo viên chủ nhiệm lớp và đại diện cha mẹ học sinh. Ban chỉ đạo sinh hoạt thường kỳ vào cuối học kỳ và kết thúc năm học; hàng năm tổng kết đánh giá kết quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và định ra phương hướng hoạt động cho thời gian tiếp theo.
3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, quán triệt văn bản chỉ đạo, các quy định về công tác PBGDPL tới đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Tập huấn cho CBQLGVNV về phương pháp tuyên truyền giáo dục pháp luật. Tăng cường chất lượng và số lượng tài liệu giáo dục pháp luật nhằm phát huy vai trò tủ sách pháp luật trong việc tuyên truyền PBGDPL cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
3.3. Đa dạng hóa các hình thức PBGDPL.
Trong giáo dục nội khóa: Chú trọng chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học kiến thức pháp luật phù hợp với trẻ; triển khai tuyên truyền nghiêm túc gắn nội dung tuyên truyền phù hợp thực tiễn trong năm học và tình hình thực tế của địa phương, tổ chức các hình thức tọa đàm, hội thi, lồng ghép vào các chương trình văn hóa văn nghệ thể thao…
3.4. Rà soát bổ sung đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV làm công tác PBGDPL và bồi dưỡng kiến thức pháp luật liên quan đến chương trình GD. Khuyến khích cán bộ, giáo viên nghiên cứu khoa học, viết SKKN về thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường
3.5. Thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá; tiến hành sơ kết, đánh giá những kết quả, những chuyển biến từ các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL vào cuối năm học. Từ đó đúc rút bài học kinh nghiệm tiếp tục thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng PBGDPL trong nhà trường.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2021 tới toàn thể CBGVNV. Gắn việc phổ biến, giáo dục pháp luật với thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên...
Khuyến khích CBGVNV đi sâu nghiên cứu khoa học viết SKKN về thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường.
Tiếp tục chỉ đạo dạy học lồng ghép giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật vào các hoạt động dạy học và các hoạt động ngoại khóa.
Tiếp tục bổ sung, nâng cao chất lượng tủ sách pháp luật và các phương tiện, thiết bị, tài liệu, học liệu hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (theo nội dung quy định tại Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ). Tăng cường xây dựng và hoàn thiện mục thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật trên Website Trường.
Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá xét thi đua về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của đơn vị mình lồng ghép định kỳ theo học kỳ và theo năm học.
Xây dựng kế hoạch của đơn vị và báo cáo về phòng GD&ĐT; Tổ chức thực hiện và sơ kết, tổng kết theo quy định.
DỰ KIẾN KẾ HOẠCH CỤ THÊ
TT |
Thời gian |
Nội dung |
Người tuyên truyền |
1 |
Tháng 1 |
- Mức phạt khi sữ dụng pháo
- Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sữ dụng pháo |
Trần Thị Khánh Hòe |
2
|
Tháng 2 |
- Quy định mức xử phạt 16 hành vi vi phạm pháp luật liên quan phòng, chống dịch, bệnh COVID-19 của tỉnh Hà Tĩnh
- Luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ |
Trần Thị Khánh Hòe |
3 |
Tháng 3 |
- Chính sách về bảo hiểm xã hội năm 2022 |
Trương Thị Diện |
4 |
Tháng 4 |
- Những điểm mới về luật giáo dục
- Điểm mới của luật công chức, viên chức |
Trương Thị Diện |
5 |
Tháng 5 |
- Nghị định 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của chính phủ quy định xữ phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
- TT34/2021 quy định ĐK, TC xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp GVMN |
Trương Thị Hạnh Hiền
|
6
|
Tháng 6 |
- Những điểm mới của luật trẻ em
- Luật số: 73/2021/QH14 ngày 30/03/2021 về việc phòng chống ma túy |
Trần Thị Khánh Hòe
|
7 |
Tháng 7 |
- Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
- Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em |
|
8
|
Tháng 8
|
- Chỉ thị 12-CT/TU ngày 09/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động ”Người VN ưu tiên dùng hàng Việt Nam” |
Trần Thị Khánh Hòe
|
9
|
Tháng 9
|
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ |
Trương Thị Hạnh Hiền
|
10
|
Tháng 10
|
- Nghị định 60/2021/NĐ-CP NGÀY 21/06/2021 của chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. |
Trương Thị Diện
|
11
|
Tháng 11
|
- Nghị quyết số 96/2019 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật |
Trần Thị Khánh Hòe
|
12 |
Tháng 12 |
- Luật bảo vệ môi trường |
Trương Thị Hạnh Hiền |
Trên đây là kế hoạch công tác phổ biến GD pháp luật năm 2022. Nhà trường yêu cầu các bộ phận và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cần bám sát Kế hoạch này để tổ chức triển khai và thực hiện Kế hoạch có hiệu quả./.
Nơi nhận:
- Phòng GDĐT (để b/c);
- CBGVNV nhà trường (thực hiên);
- Lưu: VT, HS.
|
HIỆU TRƯỞNG
Trương Thị Diện
|
Đăng ký thành viên