UBND THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
TRƯỜNG MẦM NON TÂN GIANG
Số: /KH-TMN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tân Giang, ngày 30 tháng 8 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE HỌC SINH
NĂM HỌC 2022 - 2023
Căn cứ Thông tư số 52/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trường Bộ Giáo Dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Trường mầm non;
Căn cứ Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 quy định về công tác y tế trường học của Bộ y tế và Bộ Giáo Dục Đào tạo;
Căn cứ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023. Trường Mầm non Tân Giang xây dựng Kế hoạch hoạt động ban chăm sóc sức khỏe học sinh năm học 2022 - 2023 với nội dung cụ thể sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của phòng GD&ĐT thành phố Hà Tĩnh, Trung tâm y tế thành phố Hà Tĩnh, trạm y tế phường Tân Giang.
- Ban ý tế trường học được kiện toàn ngay từ đầu năm học.
- Phối hợp chặt chẻ giữa nhà trường và trạm y tế phường về công tác theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
- Được trang bị tương đối đầy đủ về trang thiết bị, tủ thuốc sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ về hoạt động công tác y tế.
- Nhân viên nuôi dưỡng được đào tạo trường lớp, được khám sức khỏe định kỳ, được tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm, có sức khỏe, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm trong công tác và trong việc thực hiện quy đinhh về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho học sinh bán trú.
- Có sự phối hợp nhiệt tình giữa CBGV, NV trong nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ y tế trường học.
- BGH đều luôn quan tâm đến chất lượng toàn diện của nhà trường, trong đó công tác chăm sóc sức khỏe mà cụ thể là công tác phục hồi cho trẻ SDD (Thể béo phì, thể nhẹ cân và thể thấp còi) được đặt song song với chất lượng giáo dục.
- Nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của CBGV, NV.
- Hội cha mẹ học sinh có nhận thức đúng đắn trong công tác chăm sóc giáo
dục và nuôi dưỡng. Phối kết hợp tốt với nhà trường trong thực hiện công tác xã hội hóa GD, thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm học.
2. Khó khăn
- Do đặc điểm của độ tuổi trẻ còn nhỏ, dể bị ốm khi thời tiết thay đổi nên tỉ lệ chuyên cần chưa cao, do đó ảnh hưởng đến việc giảm tỉ lệ SDD.
- Đội ngũ 100% là nữ trong đó đa phần trong độ tuổi sinh đẻ và nuôi con nhỏ nhưng chưa có % chế độ giáo viên dạy thay, do đó có phần khó khăn khi giáo viên nghỉ sinh, nghỉ ốm…
- Do yêu cầu thực tế và của ngành, đội ngũ giáo viên nuôi dưỡng của nhà trường phải hợp đồng và huy động nguồn đóng góp của phụ huynh để chi trả tiền lương vì vậy một số GV nuôi dưỡng tư tưởng làm việc thực sự chưa ổn định.
- Do đặc thù điều kiện địa phương và một số loại dịch bệnh trên gia cầm thường xảy ra nên thực phẩm chế biến các món ăn cho các cháu trong một số thời điểm còn trùng lặp, chưa thực sự phù hợp và cân đối.
- Giá cả thị trường thường xuyên biến động nên khó khăn trong thực hiện ký kết các loại hợp đồng và thời gian khảo sát giá cả của BGH.
III. QUY MÔ NHÓM LỚP
1. Số lượng: Trường có 9 nhóm lớp với tổng 284 cháu.
2. Chất lượng đầu vào
- Tổng số trẻ được cân: 284 cháu, trong đó nam: 136, nữ: 148 cháu.
- Tổng số trẻ được đo: 284 cháu.
Cân nặng: + Cao so với tuổi: 8 cháu: 2.8%
+ CN PT bình thường: 262 cháu: 92.3%
+ SDD vừa: 14 cháu: 4.9%
+ SDD nặng: 0 cháu: 0%
Chiều cao: + CC cao hơn so với tuổ 0 cháu:0%
+ CC phát triển bình thường: 269 cháu: 94.7%
+ Thấp còi độ 1: 15 cháu: 5.3%
+ Thấp còi độ 2: 0 Cháu: 0%
IV. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP
1. Mục tiêu
1.1. Quản lý chăm sóc sức khỏe cho học sinh
- 100% trẻ được cân đo lên biểu đồ tăng trưởng, theo giỏi sự phát triển thể lực cho trẻ
- 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ và phân loại sức khỏe ít nhất 2 lần mỗi năm vào đầu mỗi học kỳ.
- Giải cứu các trường hợp sơ cứu, chăm sóc sức khỏe ban đầu theo quy định hiện hành của Bộ y tế.
- Tổ chức thực hiện các chương trình bảo vệ, chăm sóc giáo dục sức khỏe của ngành y tế và giáo dục triển khai trong năm.
- Triển khai tốt các chương trình y tế đưa vào trường học như: Chiến dịch tiêm chủng, uống văc xin phòng bênh, tẩy giun…
- Có đầy đủ các loại sổ quy định, ghi chép đầy đủ vào sổ khám bệnh, sổ theo giỏi sức khỏe, sổ theo giỏi tổng hợp tình trạng sức khỏe trẻ.
- Thường xuyên kiểm trả dám sát các điều kiện học tập, vệ sinh trường lớp, an toàn VSTP, cung cấp nước uống, xà phòng rửa tay tại các lớp…
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm – dinh dưỡng:
+ Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trong nhà trường.
+ Giảm tỉ lệ trẻ SDD thấp còi xuống từ 1 – 2% so với đầu năm.
+ Phục hồi 80% trẻ SDD thấp còi so với đầu năm.
+ Triển khai tốt các biện pháp, chế độ vệ sinh phòng, chống dịch theo quy định tại thông tư số 46/2010/TT-BYT và các hướng dẫn khác của cơ quan y tế.
- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với phụ huynh trong thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Đặc biệt trong việc phối kết hợp tuyên truyền phòng, chống các dịch bệnh xẩy ra trên địa bàn. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở huy động nguồn lực đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng.
1.2. Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm
- Thực hiện tốt các quy định về vệ sinh phòng bệnh, phòng chống các bệnh truyền nhiễm như phòng tránh dịch Covid-19, bệnh đậu mùa, đau mắt đỏ, quai bị…
- Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch covid-19 theo sự chỉ đạo của UBND, PGD thành phố như:
+ Có đầy đủ các đồ dùng bán trú, đồ dùng phòng chống dịch Covid-19.
+ Làm tốt công tác vệ sinh môi trường trong và ngoaig lớp, bếp ăn, khuôn viên sân trường.
+ Làm tốt công tác tuyên truyền các bậc phụ huynh về công tác phòng chống dịch...
- Không để dịch bệnh xảy ra trong trường.
- 100% học sinh, CBGV, NV có ý thức phòng chống dịch.
- Phối hợp với phụ huynh trong công tác phòng chống dịch bệnh, tuyên truyền với các bậc phụ huynh qua góc tuyên truyền của các lớp, bản tin nhà trường, các bài tuyên truyền qua loa truyền thanh của nhà trường và của UBND phường…
1.3. Đảm bảo VSATTP - dinh dưỡng
- Xây dựng bếp ăn đảm bảo theo quy tắc một chiều và đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh ATTP của bộ y tế đã quy định như: Khu sơ chế nguyên liệu, khu chế biến nấu nướng, khu bảo quản thức ăn, khu ăn uống, kho nguyên liệu, bảo quản thực phẩm.
- Trong trường không để xẩy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào.
- Xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn hợp lý theo mùa và theo đặc điểm của địa phương.
- 100% thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có chữ ký của người giao và nhận hàng.
- 100% trẻ được rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- 100% các bữa ăn đảm bảo vệ sinh ATTP, không có trường hợp ngộ độc nào xẩy ra.
- 100% bữa ăn thực hiện lưu, hủy mẫu thức ăn hàng ngày vào tủ lạnh nghiêm túc theo đúng quy định 1246 của Bộ y tế.
- 100% cô nuôi được khám sức khỏe định kỳ, may và mua sắm đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động.
- Có đủ nước sạch và nước chín cho học sinh và cán bộ giáo viên, nhân viên sử dụng.
- Tham mưu với BGH nhà trường trồng thêm rau sạch trong nhà trường để phục vụ cho trẻ ăn hàng ngày.
1.4. Bảo đảm an toàn phòng chống tai nạn thương tích
- Đảm bảo trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích:
+ Trường tiếp tục được UBND thành phố cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn “Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích” năm học 2021 – 2022.
+ Giảm yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường.
+ Trong trường không để trẻ bị tai nạn thương tích phải nằm viện.
+ Trẻ được sơ cứu kịp thời, nhanh chóng tại phòng y tế của trường khi có tai nạn xẩy ra.
1.5. Phòng chống béo phì, thể nhẹ cân và thể thấp còi cho trẻ
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng vệ sinh ATTP” - chuyên đề “Lễ giáo” - chuyên đề “Giáo dục luật lệ ATGT” - chuyên đề “Giáo dục bảo vệ môi trường” – chuyên đề “Phòng chống tai nạn thương tích”.
- Triển khai cho giáo viên các nhóm lớp bám sát chỉ tiêu kế hoạch phục hồi dinh dưỡng của nhà trường, căn cứ đặc điểm tình hình nhóm lớp lồng ghép xây dựng kế hoạch phục hồi dinh dưỡng cho trẻ nhóm lớp mình phụ trách thông qua kế hoạch cá nhân.
- Tổ chức cho 100% trẻ ăn bán trú tại trường với chế độ ăn 25.000đ/cháu/ngày (Một bữa chính, hai bữa phụ).
- 100% trẻ được cân đo và khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm, được theo giõi bằng biểu đồ tăng trưởng.
- 100% trẻ được dùng nước sạch, thực hiện vệ sinh cá nhân hàng ngày đúng quy định, đồ dùng cá nhân có ký hiệu riêng và rõ ràng.
- Tỉ lệ đạt BKBN cuối năm từ 98%.
- Giảm tỉ lệ trẻ SDD cụ thể:
+ Cân nặng: Trẻ phát triển bình thường = 98.5%
CN cao hơn độ tuổi = 0.5%
Trẻ SDD vừa = 1.0%
Trẻ SDD nặng = 0%
+ Chiều cao: Trẻ phát triển bình thường = 98.5%
CC cao hơn độ tuổi = 0.5%
Thấp còi độ 1 = 1.0%
Thấp còi độ 2 = 0%
- Tiếp tục thực hiện ký kết các hợp đồng theo quy định.
- Phối hợp với phụ huynh học sinh các tổ chức đoàn thể công đoàn, chi đoàn, BTTND thực hiện tốt công tác giám sát và thanh kiểm tra về chế độ ăn uống sinh hoạt một ngày của bé.
- Phối hợp chặt chẽ trong nhà trường để lên thực đơn phù hợp với trẻ SDD.
- Phục hồi dinh dưỡng cho 90 – 92% số trẻ SDD.
- Tổ nuôi dững tiếp tục thực hiện tốt công tac chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh ATTP trong chế biến các món ăn cho trẻ.
2. Giải pháp
2.1. Quản lý, chăm sóc sức khỏe cho học sinh
- Thực hiện kiểm trả sức khỏe cho học sinh vào đầu năm học.
- Tổ chức cân đo cho trẻ vào ngày cố định.
+ Đo chiều cao, cân nặng với trẻ < 36 tháng tuổi.
+ Đo chiều cao cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thị lực với trẻ > 36 tháng tuổi.
+ Đối với trẻ 36-72 tháng tuổi, tổ chức cân đo 3 tháng 1 lần.
+ Theo giõi sức khỏe học sinh SDD, thừa cân béo phì, bệnh răng miệng, dấu hiệu bất thường và các bệnh tật khác để xử lý và chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh theo quy định.
- Phối hợp với cơ sở y tế có đủ điều kiện khám sức khỏe định kỳ, điều trị theo các cuyện khoa, phân loại sức khỏe ít nhất 2 lần/năm.
+ Lần 1 vào tháng 10 hoặc tháng 11.
+ Lần 2 vào tháng 4 hoặc tháng 5.
- Tư vấn cho giáo viên, cha mẹ, người dám hộ của trẻ các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất, tinh thần của trẻ, hướng dẫn của trẻ tự chăm sóc sức khỏe.
- Thông báo kết quả cân đo sức khỏe định kỳ cho trẻ và phối hợp với gia đình trong việc phòng và chữa bệnh cho trẻ, phối hợp với y tế phường theo giõi việc tiêm chủng uống văc xin phòng bệnh cho trẻ.
- Mua, bổ sung đầy đủ các loại sổ sách theo quy định và cập nhật thông tin, ghi chép đầy đủ vào các loại sổ như tình hình liên quan đến sức khỏe hàng ngày của trẻ, tình hình dịch bệnh…
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện học tập, vệ sinh trường lớp, ATTP, cung cấp nước uống, xà phòng rửa tay.
- Triển khia các biện pháp và chế độ vệ sinh phòng chống dịch bệnh quy định tại thông tư 46/2010/TT-BYT và các hướng dẫn khác của cơ quan y tế.
- Cùng phối hợp với trạm y tế phường, các ban ngành triển khai các chương trình y tế, phong trào vệ sinh phòng dịch, dinh dưỡng hợp lý vào trong trường học.
2.2. Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm
* Phòng chống dịch covid-19:
- Thường xuyên tổ chức cho CB,GV,NV trong toàn trường vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp, bếp ăn bán trú, vệ sinh đồ dùng đồ chơi 1 tuần/1 lần đảm bảo sạch sẻ.
- Mua bổ sung một số dụng cụ phòng chống dịch như: Nước rửa tay sát khuẩn, xà phòng Laiboi, đồ dùng cá nhân cho trẻ...
* Phòng chống dịch đậu mùa, đau mắt đỏ, quai bị…
- Lập kế hoạch, phương án và phối hợp với y tế phường, các đơn vị có liên quan để triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời theo quy định.
- Có kế hoạch chủ động triển khai thực hiện các quy định về vệ sinh phòng học phòng chống bệnh truyền nhiễm và phối hợp với trạm y tế để có phương án phòng bênh kịp thời khi có bệnh xảy ra trên địa bàn.
- Khi có dịch xẩy ra trên địa bàn thực hiện tốt việc giám sát, kiểm soát được các bệnh truyền nhiễm và báo cáo kịp thời với các ngành liên quan
2.3. Đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng và ATTP
- Thực hiện nghiêm túc quy định Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non theo văn bản số 179/PGDĐT ngày 19/4/2021 của phòng GDĐT nhà trường đã chỉ đạo đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách dinh dưỡng lên thực đơn, tổ chức quản lý chất lượng và định lương bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm phù hợp với đối tượng và lứa tuổi, đảm bảo vệ sinh ATTP từng ngày đối với trẻ.
- Tham mưu với BGH nhà trường mua sắm thêm các phương tiện trang thiết bị phục vụ cho quá trình phân loại, bảo quản, lưu giữ thực phẩm, chế biến thức ăn cũng như phương pháp vệ sinh khử trùng.
- Nơi chế biến thức ăn được thiết kế, chế biến theo nguyên tắc 1 chiều, mua sắm thêm đồ dùng, dụng cụ chế biến, bảo quản sử dụng riêng đối vơi thực phẩm sống và chín.
- Bếp ăn tập thể trong nhà trường được cấp giấy chứng nhận về vệ sinh ATTP.
- Thường xuyên kiểm tra giám sát quá trình chế biến thực phẩm.
- Kiểm trả chất lượng số lượng thực phẩm trước khi chế biến để đảm bảo vệ sinh ATTP cho trẻ.
- Hợp đồng thực phẩm với các cơ sở có đủ điều kiện về vệ sinh ATTP để đảm bảo cho trẻ ăn bán trú.
- Lưu mẫu thức ăn, lập biên bản lưu, hủy thức ăn hàng ngày để phòng ngộ độc thực phẩm xẩy ra trong nhà trường.
- Phối hợp với cơ sở y tế tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cô nuôi, tổ nuôi tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về vệ sinh ATTP do các ban ngành tổ chức.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện học tập, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, cung cấp nước uống cho trẻ, xà phòng rửa tay.
- Kiểm tra giám sát việc giữ gìn vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp, khu vực chế biến thức ăn cho trẻ, công tác vệ sinh của trước và sau khi ăn nhằm đảm bảo vệ sinh ATTP, thức ăn cho trẻ ăn bán trú.
2.4. Đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn, thương tích
- Căn cứ vào Thông tư 45/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ GDĐT quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN nhà trường Lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường.
- Thường xuyên phối hợp với BGH nhà trường kiểm tra khắc phục các yếu tố nguy cơ để có biện pháp phòng chống tai nạn thương tích như tuyên truyền, giáo dục can thiệp, khắc phục, giảm yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích.
- Cải tạo môi trường chăm sóc, nuôi dạy an toàn, phòng chống tai nạn thương tích. Đồng thời giúp trẻ nhận biết một số nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và biết phòng tránh.
- Giáo viên luôn quan sát trẻ mọi lúc mọi nơi, không làm việc riêng, không bỏ lớp.
- Đánh giá kết quả xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích.
- Tham gia kiểm tra xây dựng trường học xanh-sạch- đẹp-an toàn.
- Phối hợp với cơ quan chăm sóc sức khỏe tập huấn về băng bó vết thương, cầm máu, sơ cứu thông thường cho cán bộ, giáo viên trong trường.
2.5. Phòng chống béo phì, thể nhẹ cân và thể thấp còi cho trẻ
- BGH phụ trách nuôi dưỡng phối kết hợp với ban chăm sóc sức khỏe thường xuyên theo sát và chỉ đạo kịp thời trong công tác tổ chức ăn bán trú.
- Thực hiện nghiêm túc VSATTP trong chế biến thức ăn, thực phẩm nhập về phải có nguồn gốc, bám sát các yêu cầu, điều khoản trong hợp đồng đã ký kết.
- Tổ nuôi dưỡng tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thược phẩm trong chế biến các món ăn cho trẻ.
- Chế biến các món ăn phù hợp với đặc điểm lứa tuổi trong đó chú trọng hơn những trẻ SDD, thấp còi.
- Thay đổi hoặc bổ sung thực đơn kịp thời khi có các dịch bệnh xảy ra hoặc ý kiến phản hồi của phụ huynh học sinh, giáo viên các nhóm lớp.
- Phối hợp tốt với đội ngũ GV đứng lớp, y tế nhà trường thực hiện các giải pháp sau để làm tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng phục hồi sức khỏe cho trẻ SDD (trẻ béo phì, nhẹ cân và thể thấp còi).
+ Cùng với BGH phụ trách nuôi dưỡng, nhân viên y tế tìm hiểu và năm bắt nguyên nhân trẻ bị SDD, béo phì, thấp còi…để cùng đưa ra các giải pháp phù hợp đảm bảo kết quả cao trong quá trình chăm sóc và phục hồi.
+ Thực hiện tốt công tác vệ sinh trong và ngoài lớp, vệ sinh đồ dùng đồ chơi sạch sẽ. Thông thoáng phòng nhóm đảm bảo yêu cầu ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
+ Rèn luyện cho trẻ có thói quen, nề nếp tốt trong hoạt động, lao động vệ sinh, lao động tự phục vụ.
+ Tổ chức cho 100% trẻ thực hiện ăn bán trú tại trường, thường xuyên phối hợp với tổ trưởng bếp xây dựng thực đơn cân đối và phù hợp dựa trên sự góp ý xây dựng của giáo viên các nhóm lớp.
+ Quan tâm chăm sóc sức khỏe trẻ đặc biệt đối với những trẻ có chiều cao cao hơn so với tuổi, SDD, thấp còi, béo phì.
+ Tích cực phối hợp cùng BGH phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng đưa ra một số giải pháp trong quá trình phục hồi dinh dưỡng cho trẻ chiều cao cao hơn so với tuổi, SDD, thấp còi, trẻ béo phì theo từng thời điểm. Đặc biệt là trong tham mưu xây dựng thực đơn, đảm bảo cân đối chế độ ăn và thực hiện đầy đủ chế độ dinh hoạt một ngày của bé, rèn luyện thể chất cho trẻ.
+ Thực hiện cân đo, lập biểu đồ tăng trưởng theo định kỳ đầy đủ, kịp thời, tiến hành cân đo theo giõi trẻ chiều cao cao hơn so với tuổi, SDD, thấp còi hàng tháng đồng thời phối kết hợp với phụ huynh một cách chặt chẽ, cân đối chế độ ăn hàng ngày, góp phần đẩy nhanh phục hồi SDD cho trẻ.
- Thành lập BCĐ và xây dựng kế hoạch phòng chống tai nạn cho trẻ trong trường mầm non một cách đầy đủ và thực hiện đúng yêu cầu chất lượng.
- Phối hợp với phụ huynh học sinh thực hiện kiểm tra chế độ ăn của trẻ dưới nhiều hình thức đột xuất hoặc báo trước, quy trình kiểm tra từ nhập thực phẩm đến chế biến, lấy định lượng các món.
- Phối kết hợp chặt chễ giữa nhà trường với phụ huynh trong việc thực hiện
công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ đặc biệt trong việc phối kết hợp tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, huy động nguồn lực đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác CSND&GD trẻ.
V. CƠ SỞ VẬT CHẤT TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
1. Công tác vệ sinh môi trường
- Đảm bảo sân chơi, sân tập và cây xanh, diện tích trồng cây xanh đảm bảo từ 20-40% diện tích để làm sân chơi, sân tập từ 40-45% so với tổng diện tích, đối với các khu có diện tích đất rộng. Đối với khu diện tích đất hẹp không có vườn yêu cầy giáo viên xây dựng góc thiên nhiên tự tạo tại sân trường và các lớp học của trẻ.
- Có đủ các dụng cụ thu gom và xử lý rác thải theo quy định, có đầy đủ thùng đựng rác hoặc nơi chứa rác tập trung có dụng cụ che chắn, các phòng học của trẻ hàng ngày đều được vệ sinh sạch sẽ.
- Hệ thống cống rãnh dẫn thoát nước thải đảm bảo kín không rò rỉ, ứ đọng gây ô nhiễm môi trường.
- Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng nước uống và nước sinh hoạt cho trẻ trong toàn trường.
2. Vệ sinh phòng học
- Đảm bảo thông gió tự nhiên, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đảm bảo đủ ánh sáng cho trẻ.
- Phòng học đảm bảo yên tĩnh không có tiếng ồn, trong phòng học đảm bảo không vượt quá 50Db. Các đường dẫn khí, dẫn điện, ổ cắm điện, hệ thống xử lý nước thải đặc biệt là các loại hóa chất…phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh và đảm bảo môi trường theo quy định.
3. Bàn ghế của trẻ
- Bàn ghế của trẻ phải đúng kích cỡ theo độ tuổi của trẻ, đủ rộng, đủ chắc chắn, cac góc cạnh phải tròn, nhẵn đảm bảo an toàn.
4. Nhà vệ sinh
- Đảm bảo về số lượng theo tiêu chuẩn đã quy định (Bình quân từ 3-5 trẻ/1hố tiêu) nhà tiêu, hố tiêu phải đảm bảo vệ sinh theo quy định, có vách ngăn dành cho bên nam, bên nữ.
5. Trang thiết bị phòng y tế
- Phòng ý tế phải được trang bị đầy đủ các loại dụng cụ sơ cứu và có đủ các loại hồ sơ quản lý, kiểm tra và đối dụng cụ y tế theo quy định.
VI. HỆ THỐNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC Y TẾ TRONG TRƯỜNG
1. Đối với nhà trường
- Thành lập ban chỉ đạo thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà trường do hiệu trưởng làm trưởng ban và trưởng trạm y tế phường và phó hiệu trưởng nhà trường làm phó ban, các thành viên khác bao gồm tổ trưởng của các tổ.
- Có biên bản họp khi tổ chức các cuộc họp. Các hội nghị phổ biến, quán triệt và thực hiện chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác y tế trong trường học.
- Có kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện, đánh giá xếp loại công tác ý tế trong nhà trường.
- Báo cáo tình thình thực hiện công tác y tế trường học cua nhà trường lên cơ quan quản lý cấp trên vào cuối năm học hoặc đột xuất khi cấp trên yêu cầu.
2. Đối với trạm y tế phường
- Hướng dẫn và phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ thông qua việc cân đo, kiểm tra tủ thuốc và xử lý khi trẻ bị chấn thương, sốt…
Trên đây là Kế hoạch chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu của trường mầm non Tân Giang năm học 2022 - 2023, đề nghị tất cả giáo viên, nhân viên trong trường thực hiện nghiêm túc kế hoạch này.
Nơi nhận:
- CBGV,NV (thực hiện);
- Lưu: VT, HS.
|
NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
P. HIỆU TRƯỞNG
Trần Thị Khánh Hòe
PHÊ DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG
|
Trương Thị Diện
Đăng ký thành viên