KẾ HOẠCH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG NĂM HỌC 2022-2023

Thứ ba - 30/08/2022 07:59
UBND THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
TRƯỜNG MẦM NON TÂN GIANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
                             Số:        /KH-TMN                                                                         Tân Giang, ngày 30 tháng  8 năm 2022
         
KẾ HOẠCH
CHĂM SÓC - NUÔI DƯỠNG NĂM HỌC 2022 - 2023
 
          Căn cứ Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 21/6/2022 của UBND thành phố về việc thực hiện chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2022 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh;
Căn cứ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 – 2023 của trường Mầm non Tân Giang;
         Căn cứ vào tình hình thực tế công tác tổ chức ăn bán trú trong nhà trường. Trường Mầm non Tân Giang xây dựng Kế hoạch CSND năm học 2022 - 2023 như sau:
          I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

          1. Thuận lợi
          Bếp ăn được xây dựng khang trang đảm bảo theo quy định bếp ăn một chiều, có đầy đủ các phòng kho đảm bảo theo quy định, có đầy đủ hệ thống tủ nấu cơm, nồi hầm cháo, nấu nước sôi bằng điện, mua tủ lọc nước, tủ sấy bát, bếp ga, bắt hệ thống điện 3 pha. Bếp ăn nhà trường được xây dựng đảm bảo diện tích, các trang thiết bị đồ dùng được đảm bảo yêu cầu cho công tác chế biến hàng ngày sạch sẽ, luôn được sắp xếp gọn gàng có đủ nguồn nước sạch để phục vụ trẻ. Các nhóm lớp được trang bị đầy đủ đồ dùng chăn, chiếu, bàn ghế, khăn, bát, thìa, cốc… đảm bảo việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Đội ngũ nhân viên được phân công phù hợp với năng lực và chuyên môn gồm cả nhân viên KT - NV nấu ăn, các cô có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, chịu khó, luôn có ý thức tự giác cao trong công việc, ham học hỏi, luôn hoàn thành mọi công việc được nhà trường giao cho. Một số cô nuôi đã có kinh nghiệm trong việc chế biến thức ăn cho trẻ, đảm bảo cho trẻ luôn được ăn ngon miệng, hết suất của mình.
          2. Khó khăn
          Không có định biên cô nuôi nhà trường phải tự hợp đồng – một số cô nuôi mới vào nghề, còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều.
          Lương hợp đồng cô nuôi còn thấp chủ yếu chi trả từ nguồn phụ huynh nên còn khó khăn.
         Vì không có y tế học đường công tác kiểm định 3 bước đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, công tác phòng chống các dịch bệnh trong trường học cũng như phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp Covid 19. Ban giám hiệu đang trực tiếp chỉ đạo công tác phòng dịch nên ảnh hưởng đến công tác chuyên môn.
          3. Tình hình đội ngũ
          Bộ phận Chăm sóc - Nuôi dưỡng có tổng số 8 đồng chí
          Trình độ đào tạo:
          Đại học SPMN        01   P. HT
          Đại học kế toán       01   Kế toán
          Cao đẵng nấu ăn:     01   NVND
          Trung cấp nấu ăn     05   NVND
          II. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ
          1. Số lượng, nhóm lớp
          Năm học 2022 - 2023 chỉ tiêu của nhà trường huy động 9 nhóm lớp với tổng số học sinh 283 cháu
         * Số nhóm lớp: 9 lớp với 283 cháu
                              - Mẫu giáo:           9 lớp
          Cụ thể:        - Mẫu giáo 5 tuổi: 3 lớp = 105 cháu
                               - Mẫu giáo 4 tuổi: 3 lớp =   93 cháu
                               - Mẫu giáo 3 tuổi: 4 lớp =   84 cháu
           * Công tác huy động theo điều tra: 5T, 4T: 100%; 3T: 100%
           2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ
           Công tác chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng.
           - 100% trẻ được ăn bán trú tại trường.
           - Bếp ăn có đầy đủ đồ dùng phục vụ ăn uống của trẻ.
           - Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng xuống 2 %.
           - 100% trẻ được rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch.
           - 100% trẻ được cân đo lên biểu đồ 1 quý/1 lần và khám sức khỏe 2 lần/ năm.
           - 100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối.
           - Nhà trường có vườn rau sạch để phục vụ cho công tác ăn bán trú.
           - Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động nuôi dưỡng. Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn bán trú.
           - Tiếp tục thực hiện tốt công tác tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường, đảm bảo vệ sinh ATTP, mua sắm bổ sung thiết bị, đồ dùng nhà bếp đảm bảo đúng quy định. Năm học này nhà trường vẫn giữ nguyên chế độ ăn của trẻ phù hợp với thực tiễn địa phương với mức ăn 25.000đ/ngày/cháu, đảm bảo việc tính khẩu phần ăn cho trẻ theo khung chương trình GDMN do Bộ GDĐT ban hành. Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi. Xây dựng thực đơn hàng ngày, hàng tuần, theo mùa.
           - Quản lý chặt chẽ chất lượng, định lượng, khẩu phần ăn của trẻ. Hợp đồng thực phẩm chặt chẽ với các nhà cung cấp, lưu mẫu thức ăn và công khai tài chính về chế độ ăn của trẻ đầy đủ, kịp thời đúng thời gian quy định.
           - Tổ chức cân đo lập biểu đồ tăng trưởng, khám sức khỏe định kỳ. Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống béo phì. Tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các giải pháp để phục hồi suy dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường.
           - Tăng cường các biện pháp phòng tránh tai nạn thường gặp cho trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần. Chủ động phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non, đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng nhóm, đồ dùng, đồ chơi. Giữ sạch nguồn nước và xử lý rác thải.
           - Phòng chống một số bệnh do virut gây ra, dễ lây lan và gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ như: Bệnh tay- chân miệng, cúm, sốt xuất huyết... trong các trường mầm non.
           - Phối hợp ngành y tế thực hiện tốt chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi – Rubenla cho trẻ em.
           - Thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND thành phố, Phòng GDĐT về việc phòng chống dịch Covid -19.
           - Tiếp tục lồng ghép nội dung giáo dục phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai vào các hoạt động giáo dục ở trường.
            - Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học.
           - Tiếp tục phối hợp với trạm y tế trong việc tổ chức cân đo, theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ, khám sức khỏe định kỳ, quản lý sức khỏe, tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong trường mầm non.
           - Tiếp tục nâng cao hiệu quả chương trình tuyên truyền giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ.
           3. Cơ sở vật chất
           Tổng diện tích trường là 3.700m2. Tổng số phòng học: 9
           - Khu bán trú: Bếp ăn tổng diện tích 90m2 thoáng mát hợp vệ sinh. Trong phòng có đầy đủ các CSVC phục vụ bán trú: 3 tủ đựng đồ dùng, 1 tủ cơm điện, 2 nồi hầm cháo, 2 nồi nấu nước bằng điện, 2 tủ lọc nước, 1 máy xay làm sữa đậu nành, 3 bếp ga, 1 tủ sấy bát, nồi soong các loại 2 cái, bát ăn cơm 283 cái, bàn ghế ăn, khay ăn....chậu rửa, rổ, rá, dao, thớt... để phục vụ cho 283 trẻ.
           - Máy điều hòa mỗi lớp 2 cái, quạt tường, quạt trần và quạt cây mỗi lớp 4-5 cái
           - Học sinh được ngủ tại các phòng học, phòng ngủ mỗi phòng 30m2 –
55m2. Có sạp, gối, chăn, chiếu đủ cho 283 trẻ hợp vệ sinh.
           DỰ TOÁN THU – CHI
           * Dự toán thu ăn hàng ngày.
           - Tiền ăn: 25.000đ/ngày/cháu (Theo thực tế hàng ngày)
           * Dự toán chi ăn cụ thể một ngày của trẻ như sau:
Có thể thay đổi theo món ăn
Tiền gạo 1.1                = 1.375đ
Gia giảm                     =    800đ
Điện, ga                      =    400đ
Canh                           = 2.000đ
Mặn                            = 7.925đ
Xào                             = 2.500đ
Quà chiều                   = 6.000đ
Xế chiều                     = 4.000đ
                       
           III. CÁC YÊU CẦU ĐỀ RA VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
           1. Các yêu cầu đề ra
           * Các chất dinh dưỡng cần đạt theo độ tuổi
           - Các cô nuôi phải có những kiến thức sau:
           + Nắm và hiểu được các nhóm thực phẩm cơ bản, bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và muối khoáng.
           + Biết được thành phần dinh dưỡng và cách phối hợp một số thực phẩm để bữa ăn của trẻ đảm bảo đủ chất, đủ lượng và cân đối các chất dinh dưỡng, gạo thịt cá, trứng, sữa, đậu, đỗ, dầu ăn, rau củ quả tươi.
           + Thường xuyên thay đổi thực phẩm và cách chế biến thức ăn để trẻ được ăn ngon miệng, hết suất ăn của mình.
           - Cô giáo phải thực hiện tốt một số vấn đề sau:
           + Rèn cho trẻ có những thói quen, hành vi tốt trong ăn uống.
           + Cho trẻ ăn đúng giờ, chuẩn bị địa điểm trẻ ăn đảm bảo, vệ sinh sạch sẽ, không la mắng và phạt trước và trong bữa ăn, không ép trẻ ăn khi trẻ buồn ngủ hoặc đang khóc.
           + Tổ chức chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ qua biểu đồ tăng trưởng theo đúng định kỳ 3 tháng cân, đo 1 lần, cần cho trẻ uống đủ nước, nước của trẻ được đựng trong bình ủ ấm trong mùa đông.
           + Rèn cho trẻ các thói quen rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, ăn xong phải súc miệng uống nước.
           2. Biện pháp thực hiện
           * Công tác tổ chức
           - Để đạt được các yêu cầu đề ra ngay trong thời gian chuẩn bị cho năm học mới nhà trường đã phân công GV theo từng độ tuổi, từng lớp và các cô nuôi ở bếp trong trường.
          - Tổ chuyên môn nuôi dưỡng đã họp và phân công nhiệm vụ năm học và lấy ý kiến đóng góp của tất cả các thành viên trong tổ để cùng nhau cố gắng hoàn thành nhiệm vụ năm học 2022 - 2023.
           * Về cơ sở vật chất
- Vào cuối năm nhà trường đã kiểm kê lại toàn bộ tài sản và có kế hoạch bổ sung thay thế những đồ dùng cần thiết hục vụ cho công tác Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ toàn trường.
           - Đăng ký mua đầy đủ sổ sách phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
           - Nhà bếp có đầy đủ các bảng biểu sau:
           + Bảng những nội dung cần quan tâm.
           + 10 nguyên tắc vàng.
           + 10 lời khuyên ăn uống hợp lý.
           + Bảng nội quy nhà bếp.
           + Bảng 5 tốt.
           + Bảng khẩu hiệu.
           * Về công tác nuôi dưỡng
           - Chế biến thức ăn cho trẻ theo thực đơn, theo tuần, theo mùa.
           - Thực hiện tốt các nhiệm vụ đã phân công theo ngày, theo tuần, theo tháng.
           - Chế biến hết số thực phẩm được chi ăn trong ngày, không được bớt xén khẩu phần ăn của trẻ, không được chế biến thức ăn trước giờ quy định. Trẻ phải được ăn thức ăn vừa được chế biến xong.
            - Các cô nuôi chưa hết giờ chưa được về. Trong giờ làm việc không có việc đột xuất thì không được ra khỏi trường.
           - Thực hiện nghiêm túc vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường trong giờ
làm việc một cách tự giác và thường xuyên
           - Phân công rõ trách nhiệm của tổ trưởng, tổ phó như sau:
           * Đối với tổ trưởng bếp và kế toán
           - Có trách nhiệm phân công việc làm cho tổ viên trong tổ, hàng ngày đôn đốc chị em làm tốt công việc của nhà trường giao cho, nếu có gì vướng mắc báo về BGH để giải quyết kịp thời
           - Quản lý tài chính tài sản của bếp, chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng thực phẩm, xuất nhập kho tại bếp, tham mưu với BGH về thực đơn ăn hàng ngày cho trẻ cho phù hợp.
           - Quản lí thực phẩm kho của bếp mình.
           - Vào sổ nhận cân hàng ngày và chế biến hết số thực phẩm được chi
trong ngày.
           - Chịu trách nhiệm chính về việc chế biến thức ăn cho trẻ theo thực đơn, đảm bảo tuyệt đối an toàn VSTP theo 10 nguyên tắc vàng.
           - Chia ăn đủ định lượng theo báo ăn của từng lớp, nấu đủ nước uống trong ngày.
           - Phân công việc cho các tổ viên trong tổ, cùng với tổ viên trong tổ hoàn thành các công việc của mình.
           * Đối với tổ viên trong tổ
           - Hàng ngày thực hiện công việc dưới sự phân công của tổ trưởng, hàng ngày chế biến các bữa ăn cho các cháu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
           - Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng, bát thìa ăn cho các cháu, vệ sinh môi trường sạch sẽ.
           - Thực hiện chế biến và chia ăn đúng giờ quy định.
           - Thực hiện lưu mẫu thức ăn đúng quy định.
           * Thực đơn: Thực đơn theo ngày, theo tuần, theo mùa, đảm bảo cân đối tiền ăn và các chất dinh dưỡng cho trẻ.
           - Lên thực đơn từ các nguồn thực phẩm có sẵn ở địa phương, chế độ 4 nhóm thực phẩm chính: Bột đường, đạm, béo, vitamin muối khoáng
           Cụ thể số lượng lương thực, thực phẩm cho trẻ ăn 1 ngày ở trường là:
Tên thực phẩm Mẫu giáo
Gạo 120g
Đường 5-10g
Thịt, cá, trứng 40g
Dầu, mỡ 10g
Rau các loại 40-50g
Quả tươi 60g
Đậu, lạc, vừng 5-10g
          
           * Chi ăn: Kế toán phải chi ăn cân đối tiền ăn trong ngày, trong tuần, không thừa thiếu quá nhiều, tính chất lượng bữa ăn, trong ngày kịp thời cân đối các chất dinh dưỡng đảm bảo cho trẻ được ăn đủ chất, đủ lượng.
           * Thực phẩm: Ký hợp đồng thực phẩm mua về đúng giờ chế biến, thực phẩm phải mua theo đúng hợp đồng đã ký đầu năm học. Thực phẩm phải tươi ngon, đảm bảo chất lượng và đủ số lượng. Tiếp phẩm phải chịu trách nhiệm về thực phẩm nhập vào, ghi chép đầy đủ vào sổ nhập có ký nhận và chữ ký của người giao hàng.
           3. Công tác vệ sinh
           - Các cô nuôi phải thực hiện nghiêm túc vệ sinh khu bếp, vệ sinh đồ dùng chế biến, đồ dùng ăn uống của trẻ, thực hiện nghiêm túc việc làm đâu sạch
đấy.
           - Đồ dùng phải để gọn gàng, khoa học thuận tiện cho việc sử dụng, làm xong để vào đúng nơi quy định
           - Bát thìa của trẻ phải được rửa sạch, tráng bằng nước sôi và sấy khô trước khi ăn.
           - Thực hiện nghiêm túc việc mặc trang phục, đầu tóc gọn gàng, không được để móng tay và đeo trang sức khi chế biến thức ăn cho trẻ.
           * Công tác kiểm tra
           - Kiểm tra đột xuất và có báo trước về các nội dung sau:
           + Kiểm tra giao nhận thực phẩm.
           + Kiểm tra chế biến thức ăn.
           + Kiểm tra định lượng khẩu phần ăn.
           + Kiểm tra kho thực phẩm.
           + Kiểm tra công tác vệ sinh.
           + Kiểm tra việc lưu – hủy thực mẫu thức ăn.
           + Kiểm tra tổng số suất ăn các nhóm lớp.
           + Kiểm tra chất lượng bữa ăn cho trẻ - Giờ vệ sinh – Giờ ngủ trong một ngày tại trường.
           4. Công tác tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về cách nuôi trẻ
           - Tuyên truyền bằng các bảng biểu tại bảng tin của trường, bảng “những nội dung cần quan tâm” ở bếp ăn cũng như góc tuyên truyền các nhóm lớp như:
            + Bảng thực đơn theo mùa.
            + Định lượng ăn của trẻ.
            + Công khai tài chính tiền ăn của trẻ.
            + Bảng giá thực phẩm…
            - Tại các buổi họp phụ huynh, giáo viên tuyên truyền cho cha mẹ trẻ  việc ăn uống hợp lý đủ 4 nhóm thức ăn cơ bản để giúp trẻ chóng lớn khỏe mạnh.
           - Tạo các góc tuyên truyền cho cha mẹ trẻ biết về chế độ dinh dưỡng hợp lí để trẻ khỏe mạnh, cho trẻ ăn uống hợp lí, phối hợp cùng nhà trường chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Phòng ngừa các dịch bệnh theo mùa như bệnh đau mắt đỏ, bệnh thủy đậu, bệnh bạch hầu… đặc biệt là phòng ngừa dịch bệnh viên đường hô hấp covid-19.
            - Tuyên truyền qua hội thi cô nuôi giỏi cấp trường.
            - Tham gia giao lưu dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ mầm non.
            5. Bồi dưỡng cho giáo viên và cô nuôi về phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
           5.1. Giáo viên
           - Phải biết được 4 nhóm thức ăn cơ bản cho môi bữa ăn của trẻ và 10 lời khuyên ăn uống hợp lý.
          - Trong các giờ ăn của trẻ, các cô phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng để phục vụ bữa ăn cho trẻ, giới thiệu các món ăn cho trẻ, phải quan tâm đến trẻ, động viên trẻ ăn hết suất, đặc biệt chú ý đến trẻ lười ăn hay ăn chậm, ốm đau hay mệt mỏi.
            - Giờ ngủ cô phải theo dõi trẻ ngủ để nắm được diễn biến của từng trẻ, mùa đông phải đắp chăn và luôn giữ ấm cho trẻ
            - Trong các giờ, các tiết dạy KPKH, các trò chơi phân vai, cửa hàng ăn uống, cửa hàng bán rau quả, cô giáo lồng ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, cô cho trẻ biết ăn uống đầy đủ thì cơ thẻ sẽ luôn khỏe  mạnh, mau lớn thông minh học giỏi.
           - Theo dõi sức khỏe của trẻ qua biểu đồ tăng trưởng, kịp thời phát hiện ra những cháu không tăng cân, những cháu béo phì để can thiệp kịp thời.
            - Phối hợp với gia đình trẻ, nhắc bố mẹ trẻ phải có chế độ ăn uống phù hợp.
           5.2. Đôi với Cô nuôi
            - Các cô nuôi luôn cải tiến cách chế biến thức ăn cho trẻ để trẻ được ăn ngon miệng, ăn hết suất ăn.
            - Chất lượng bữa ăn của trẻ phải đủ chất dinh dưỡng, cân đối.
            - Chế biến thức ăn phải đảm bảo 10 nguyên tắc vàng thực hiện tuyệt đối VSATTP.
          - Hằng ngày thực hịên tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh khu vực bếp, đồ dùng ăn uống, đồ dùng chế biến luôn sắp đặt gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh sạch sẽ, thuận tiện cho việc sử dụng.
          - Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân, móng tay cắt ngắn, quần áo gọn gàng sạch sẽ.
          6. Công tác giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
         - Vào các giờ học, các hoạt động trong ngày, các cô giáo phải giáo dục cho trẻ biết tác dụng của các loại thực phẩm khác nhau trong các nhóm.
          - Trẻ biết được ăn sạch, uống sạch, giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường là để đề phòng chống được một số bệnh tật.
          - Giáo dục trẻ có ý thức vệ sinh trong ăn uống, không làm rơi vãi thức ăn, biết ăn uống đúng cách để có lợi cho sức khỏe, biết ăn nhiều loại thức ăn, không kiêng khem vô lí, biết sử dụng một số loại đồ dùng để ăn, để uống.
           - Trẻ biết gọi tên một số loại thực phẩm và tác dụng của nó, biết một số món ăn thông thường mà trẻ thích.
           - Trẻ 5 tuổi biết chế biến một số món ăn đơn giản như làm bánh, pha các loại nước uống từ hoa quả…
           - Giáo dục trẻ biết thực hiện hành vi văn minh trong ăn uống, biết giúp đỡ bạn và cùng chia sẻ, biết tôn trọng và yêu quý người lao động và có ý thức bảo vệ môi trường sống.
          - Trẻ nhận thức được chơi trò chơi phân vai theo chủ đề nấu ăn, vệ sinh dinh dưỡng, đi chợ chọn thực phẩm, cách pha chế sắp xếp bàn ăn.
           7. Công tác phục hồi sức khỏe trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi
           - Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống từ 1-2 % so với đầu năm học.
           - Các biện pháp phục hồi SDD:
          + Hằng tháng giáo viên chủ nhiệm tổ chức cân, đo cho những trẻ bị suy dinh dưỡng để kịp thời biết được tình trạng sức khỏe của trẻ.
          + Cần quan tâm tìm hiểu về trẻ SDD. Động viên trẻ ăn hết suất không nên cho trẻ ăn nhiều quà bánh.
          + Phối hợp thường xuyên đối với những gia đình có trẻ SDD để cùng thống nhất về chế độ ă của trẻ.
          + Bữa ăn của trẻ luôn đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng và được thay đổi thường xuyên.
         + Thường xuyên theo dõi thái độ trong lúc ăn uống để biết được cá tính và sở thích của từng trẻ để phối hợp với cô nuôi trong cách chế biến thức ăn hợp khẩu vị cho trẻ.
          8. Công tác thi đua
          - Tổ chức 2 đợt thi đua trong năm học:
          * Đợt 1: Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
          - Tạo môi trường - Xanh sạch - Đẹp - An toàn cho trẻ mầm non.
          - Tham gia giao lưu dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ mầm non
          * Đợt 2: Chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3
          - Thời gian 3/2->8/3.
          - Hội thi cô nuôi giỏi - Chế biến bữa ăn.
          * Danh hiệu thi đua.
          - Tổ nuôi dưỡng đạt: Tổ lao động giỏi.
          - Cá nhân: + 1 CSTĐ cấp cơ sở.
                            + 1 nhân viên đạt LĐTT.
                            + 6 nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
           IV. NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA TỔ CẦN THỰC HIỆN THEO YÊU CẦU SAU
           1. Đối với khu vực bếp theo lịch hàng tuần, hàng tháng
          - Cho trẻ ăn đúng theo thực đơn đã được xây dựng theo mùa, theo ngày.
          - Thực hiện tốt khâu vệ sinh kho bếp theo lịch được phân công hàng tuần, hàng ngày.
          - Thực hiện nghiêm túc theo bếp 1 chiều như khu vực sơ chế, khu vực nấu và khu vực chia ăn cho trẻ.
          - Dụng cụ chế biến thức ăn nấu chín, thức ăn sống phải riêng biệt đồ dùng dụng cụ (Dao, thớt, rổ, rá, khay, nồi, âu…) dùng để sơ chế thực phẩm khi sử dụng xong phải rửa sạch bằng các chất tẩy rửa được phép sử dụng và phơi khô sau đó cất vào nơi quy định.
          - Đảm bảo có đủ nước uống cho trẻ.
          - Các cô nuôi phải thực hiện nghiêm túc như lịch đã phân công theo từng tuần của mình.
         - Lưu mẫu thức ăn theo qui định 24 giờ khi thức ăn vừa nấu xong. Mẫu thức ăn được đựng trong hộp thủy tinh, hộp sứ có nắp đậy. Hàng ngày thay rửa sạch bằng nước sôi.
          - Người lưu mẫu thức ăn phải niêm phong hộp có ký tên và ghi chép sổ lưu mẫu thức ăn.
          - Tủ lưu mẫu thức ăn phải được lau dọn thường xuyên.
          2. Công tác tiếp phẩm
         - Mua bán thực phẩm theo hợp đồng, không mua thực phẩm quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm không đảm bảo chất lượng, thực phẩm dập nát ôi thiu (Rau quả phải còn tươi, không dập nát, không bị ươn, thịt phải còn tươi, không màu sắc, mùi vị khác lạ…)
           - Giao nhận thực phẩm phải kiểm tra số lượng, chất lượng ghi nhận hàng
ngày, không tiếp nhận và chế biến thực phẩm có màu và chất phụ gia thực phẩm không nằm trong danh mục được bộ y tế cho phép sử dụng trong trường mầm non.
         - Khâu bảo quản, lưu thực phẩm tại kho bếp của nhà trường cần đặc biệt được đảm bảo vệ sinh, không để thực phẩm quá hạn, thực phẩm ấm mốc, kém chất lượng. Đối với dầu ăn, mắm muối, đường, gạo. Tất cả các thực phẩm trên không được phép để chung với hóa chất, chất diệt côn trùng, xăng dầu, xà phòng.
           3. Chế biến thức ăn cho trẻ
           - Thực hiện nghiêm túc khâu vệ sinh kho bếp, khi thực hiện chế biến thực phẩm yêu cầu phải vệ sinh tay, chân, mặc bảo hộ, đeo tạp giề, đội mũ chụp tóc, đeo khâu trang, không đeo nữ trang, không để móng tay dài.
          - Không được khạc nhổ khi chế biến thức ăn, rửa tay ngay sau khi đi vệ sinh, sau khi làm việc riêng rồi mới tiếp tục được chế biến thực phẩm.
           - Đề nghị được khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên để đảm bảo đủ tiêu chuẩn phục vụ công tác chế biến thức ăn cho trẻ.
           - Tuân thủ theo đúng quy tắc bếp ăn 1 chiều.
           - Chế biến thức ăn cho trẻ đảm bảo vệ sinh, dụng cụ chế biến thực phẩm sống, chín không được để lẫn lộn.
           4. Công tác bảo quản và bổ sung cơ sở vật chất
           - Đề nghị nhà trường mua sắm thêm một số đồ dùng như bát, thìa cho trẻ.
           - Vận động phụ huynh mua đầy đủ đồ dùng như dép, ca cốc riêng cho trẻ, bàn chải, kem đánh răng.
           5. Chế độ sinh hoạt
           - Tổ nhà bếp thực hiện sinh hoạt 2 lần/ tháng (Chưa kể họp đột xuất)
           V. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO CÁC THÀNH VIÊN TRONG TỔ
STT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ cụ thể
1 Trần Thị Khánh Hòe PHT - Phụ trách mảng nuôi, quản lý bữa ăn và kiểm tra tiền ăn của trẻ. Xây dựng thực đơn hàng tháng. Quản lý theo dõi, kiểm tra hồ sơ bán trú, theo dõi nguồn gốc thựcc phẩm nhập vào.
- Ký hợp đồng thực phẩm và mua sắm CSVC.
- Chỉ đạo thực hiện công tác kiểm thực 3 bước.
- Chỉ đạo công tác y tế học đường, cân, đo, lên biểu đồ sức khỏe cho trẻ.
2 Ngô Thị Mai Hiền Kế toán - Xây dựng tích kê đi chợ.
- Cập nhật số liệu thu chi, quyết toán chi theo từng tuần, quản lý hồ sơ bán trú.
3 Nguyễn Thị Qúy Tổ phó nuôi dưỡng - Tổ trưởng tổ nuôi dưỡng chịu trách nhiệm phân ca, phân công các nhân viên trong các công đoạn, kiểm tra nhận thực phẩm, sơ chế, chế biến, chia thức ăn, vệ sinh nhà bếp, lưu hủy mẫu thức ăn hàng ngày…
- Phối hợp với BGH thực hiện công tác kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng, định lượng, ghi nhận thực phẩm nhập vào hằng ngày.
- Lên kế hoạch họp tổ.
4 Nhân viên   - Thực hiện nghiêm túc các công việc theo sự chỉ đạo của BGH.
 
          * Nhiệm vụ chung
          - Chế biến thức ăn cho trẻ Mẫu giáo từ 3T đến 5T
          - Thức ăn cho trẻ được chế biến theo thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa
          - Cụ thể, trẻ được ăn theo mức 25.000đ/ngày/cháu
          + Bữa trưa
          + Bữa chiều
          + Bữa xế chiều
          - Chế biến thức ăn phải đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm phải được tươi ngon, an toàn, trẻ phải được ăn ngon miệng hết suất.
          - Sổ sách bán trú, sổ tính khẩu phần ăn, sổ chi chợ sổ quỹ tiền mặt, sổ nhập xuất kho phải đầy đủ trình bày khoa học và tuyệt đối chính xác, cân đối tiền ăn và chất dinh dưỡng phải đảm bảo cân đối dinh dưỡng.
         - Các cô nuôi luôn có ý thức vệ sinh khu vực nhà bếp sạch sẽ, vệ sinh đồ dùng ăn uống, đồ dùng chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không có trường hợp ngộ độc thực phẩm nào xảy ra tại trường.
          - Thực hiện nghiêm túc công tác đảm bảo VSATTP hằng ngày.
         - Phối hợp với trạm Y tế trên địa bàn Phường trong công tác khám sức khỏe cho trẻ. Phòng chống dịch bệnh cập nhật số liệu trẻ toàn trường được theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng quý.
          KẾ HOẠCH CỤ THỂ TỪNG THÁNG
Thời gian   Nội dung công việc Biện pháp thực hiện Ghi chú
Tháng 8/2022 - Làm tốt công tác lao động, vệ sinh xung quanh trường lớp. Trồng cây, trồng rau.
- Làm tốt công tác phòng chống dịch Covid 19 tại trường học.
- Ký hợp đồng cung cấp thực phẩm.
 
- Chỉ đạo làm tốt công tác vệ sinh môi trường, đầy đủ cho các lớp, bếp ăn.
 
 
 
 
- Tìm hiểu lựa chọn các nhà cung cấp thực phẩm có uy tín.
- Ký kết với các nhà phân phối thực phẩm
 
Tháng 9/2022 - Làm tốt công tác phòng chống dịch Covid 19 tại trường học.
- Ổn định công tác tổ chức.
- Cho trẻ ăn theo thực đơn. Đảm bảo các chất dinh dưỡng, đảm bảo VSATTP.
 
- Bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc trẻ trên các lớp. Mua sắm các đồ dùng, trang thiết bị cho nhà bếp.
- Nhân viên nhà bếp tham gia khám sức khỏe.
 
 
- Tổ chức cân đo quý 1
 
- Mua bổ sung xà phòng, nước rửa tay sát khuẩn…
 
- Họp tổ, phân công trách nhiệm cụ thể.
- Chỉ đạo tiếp phẩm phải kiểm tra kỹ thực phẩm trước khi nhập vào.
- Kiểm tra công tác tính dinh dưỡng sao cho tỉ lệ dinh dưỡng hợp lý.
 
 
 
 
- Bố trí cho nhân viên nuôi dưỡng đi khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo đủ tiêu chuẩn phục vụ công tác chế biến thực phẩm.
- Chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp tổ chức cân đo cho trẻ vào biểu đồ tăng trưởng
 
Tháng 10/2022 - Khám sức khỏe đầu vào cho trẻ lần 1.
 
- Làm tốt công tác phòng dịch bệnh.
 
 
- Bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc trẻ trên các lớp.
 
- Thay đổi thực đơn.
 
- Kiểm tra vệ sinh môi trường, các trang thiết bị đồ dùng bán trú.
- Phối hợp với bệnh viện TTH và trạm y tế phường tổ chức khám sức khỏe cho trẻ.
- Triển khai tốt công tác tuyên truyền đầy đủ cho các nhóm lớp.
- Khăn ăn, khăn rửa mặt cho các lớp.
- Kiểm tra các dụng cụ phục vụ bán trú và mua bổ sung đầy đủ các dụng cụ nhằm phịc vụ bưã ăn bán trú cho trẻ
- Chuyển chế độ ăn cho trẻ từ mùa hè sang mùa đông.
- Tăng cường kiểm tra đôn đốc việc thực hiện đúng tiến độ đảm bảo công tác vệ sinh chung.
- Thao giảng chào mừng ngày 20/10 (Thi GV giỏi cấp trường)
- Tiến hành cho nhân viên đăng ký chế biến các món ăn ngon theo thực đơn.
- Tham gia giao lưu dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ mầm non.
 
Tháng 11/2022 - Duy trì khâu vệ sinh kho bếp theo định kỳ.
 
 
 
- Kiểm tra các nhóm lớp về việc tạo môi trường: Xanh – Sạch đẹp – An toàn cho trẻ hoạt động.
- Thực hiện công tác chế biến các món ăn ngon theo thực đơn.
- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện công tác chế biến thực phẩm của nhân viên bếp.
- Thi đua trang trí nhóm lớp – Bếp sạch đẹp – an toàn…
- Thao giảng chào mừng ngày 20/11
 
Tháng 12/2022 - Tổ chức cân, đo trẻ định kỳ.
 
- Chú trọng công tác phòng ngộ độc thực phẩm cho trẻ.
 
 
 
 
- Kiểm tra công tác thực hiện nội quy bếp ăn.
- Chỉ đạo giáo viên các lớp tổ chức cân, đo cho trẻ vào biểu đồ tăng trưởng.
- Thường xuyên kiểm tra thực phẩm trước khi được nhập vào, kiểm tra thực phẩm tươi có đóng dấu của kiểm dịch.
- Thường xuyên cho trẻ ăn đúng giờ, cho trẻ ăn khi thức ăn vừa chế biến còn nóng.
- Kiểm tra công tác thực hiện mặc trang phục, đeo tạp giề, khẩu trang mũ đội khi chế biến thức ăn cho trẻ.
- Kiểm tra công tác lưu mẫu thức ăn và ghi nhật ký lưu mẫu tại bếp ăn.
 
Tháng 01/2023 - Thực hiện công tác phòng ngộ độc thực phẩm cho trẻ trước tết nguyên đán.
 
 
 
- Chỉ đạo tiếp phẩm mua thực phẩm tươi, ngon rõ nguồn gốc xuất xứ về chế biến cho trẻ.
- Có kế hoạch thay thế thực phẩm trong dịp trước tết nhằm đảm bảo VSATTP.
- Tổng vệ sinh, niêm phong phòng học, kho bếp trước tết đảm bảo an toàn tài sản.
 
 
 
Tháng 2/2023
- Chú trọng công tác phòng ngộ độc thực phẩm cho trẻ.
 
 
 
- Kiểm tra công tác thực hiện nội quy bếp ăn
- Chỉ đạo tiếp phẩm mua thực phẩm tươi, ngon rõ nguồn gốc xuất xứ về chế biến cho trẻ.
- Thường xuyên cho trẻ ăn đúng giờ, cho trẻ ăn khi thức ăn vừa chế biến đang còn nóng.
- Kiểm tra công tác thực hiện mặc trang phục, đeo tạp giề, khẩu trang mũ đội khi chế biến thức ăn cho trẻ.
- Kiểm tra công tác lưu mẫu thức ăn và ghi nhật ký lưu mẫu tại bếp ăn.
 
Tháng 3/2023 - Chỉ đạo công tác tổ chức cân đo cho trẻ định kỳ.
 
- Thay đổi thực đơn.
 
- Chú trọng công tác phòng ngộ độc thực phẩm cho trẻ.
 
 
 
- Kiểm tra công tác thực hiện nội qui bếp ăn.
 
 
 
 
 
 
 
- Chỉ đạo giáo viên các lớp tổ chức cân đo lên biểu đồ tăng trưởng.
- Chuyển chế độ ăn cho trẻ từ mùa đông sang mùa hè.
- Chỉ đạo tiếp phẩm mua thực phẩm tươi, ngon rõ nguồn gốc xuất xứ về chế biến cho trẻ.
- Thường xuyên cho trẻ ăn đúng giờ, cho trẻ ăn khi thức ăn vừa chế biến đang còn nóng.
- Kiểm tra công tác thực hiện mặc trang phục, đeo tạp giề, khẩu trang mũ đội khi chế biến thức ăn cho trẻ.
- Kiểm tra công tác lưu mẫu thức ăn và ghi nhật ký lưu mẫu tại bếp ăn.
- Kiểm tra vệ sinh khu vực bếp ăn, đồ dùng dụng cụ.
 
Tháng 4/2023 - Chỉ đạo công tác duy trì khâu vệ sinh kho bếp và đồ dùng dụng cụ chế biến thực phẩm.
- Đảm bảo tốt công tác VSATTP và phòng dịch.
- Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt hoạt động vệ sinh ăn trưa cho trẻ trên nhóm lớp.
- Chỉ đạo nhân viên trước và sau khi chế biến thực phẩm phải thường xuyên vệ sinh kho bếp, đồ dùng, tráng bát thì bằng nước sôi.
- Duy trì tốt công tác VSATTP, đảm bảo mua thực phẩm tươi ngon, chế biến hợp vệ sinh cho trẻ.
- Phun thuốc muỗi phòng dịch bệnh sốt xuất huyết cho trẻ trong trường học.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát thực hiện thời gian biểu của giáo viên ở trên lớp.
 
Tháng 5/2023 - Chú trọng công tác phòng ngộ độc thực phẩm cho trẻ.
- Kiểm tra công tác thực hiện nội qui bếp ăn.
 
 
 
 
 
 
 
 
- Tổ chức Khám sức khỏe định kỳ lần 2 – cân đo quý 4.
- Chỉ đạo tiếp phẩm mua thực phẩm tươi, ngon rõ nguồn gốc xuất xứ về chế biến cho trẻ.
- Thường xuyên cho trẻ ăn đúng giờ, cho trẻ ăn khi thức ăn vừa chế biến đang còn nóng.
- Kiểm tra công tác thực hiện mặc trang phục, đeo tạp giề, khẩu trang mũ đội khi chế biến thức ăn cho trẻ.
- Kiểm tra công tác lưu mẫu thức ăn và ghi nhật ký lưu mẫu tại các bếp ăn.
- Phối hợp cùng Trạm Y tế phường khám sức khỏe lần 2
 - Phối hợp giáo viên nhóm lớp cân đo cho trẻ quý 4.
 
 
          Trên đây là kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng năm học 2022 - 2023 của nhà trường yêu cầu các thành viên trong tổ thực hiện nghiêm túc những nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch./.
 
   Nơi nhận:                                                                                                                       NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
   - Tổ chuyên môn;
   - Lưu: VT, HS.
 
 
                                                                                                                                                  Trần Thị Khánh Hòe
 
PHÊ DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
Trương Thị Diện
 
 

Tác giả bài viết: Trần Thị Khánh Hòe - P. Hiệu trưởng

Nguồn tin: Trường mầm non Tân Giang:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay306
  • Tháng hiện tại1,919
  • Tổng lượt truy cập648,004
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây