QUYẾT ĐỊNH 37/QĐ-UBND NGÀY 26/6/2019 CỦA UBND TỈNH HÀ TĨNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP TỰ NGUYỆN CỦA NHÂN DÂN ĐỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA CÁC XÃ PHƯỜNG THỊ TRẤN TRÊN ĐỊ

Thứ năm - 22/08/2019 08:44
 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH                                                          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
          Số: 37/2019/QĐ-UBND                                                                                      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                                                                                                                                                       Hà Tĩnh, ngày 26 tháng 06 năm 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
 
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 26/5/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Pháp lệnh s 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của Nhân dân đxây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn;
Căn cứ Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thng Chính phủ về tăng cường chấn chnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân;
Căn cứ Thông tư số 85/1999/TT-BTC ngày 07/7/1999 ca Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của Nhân dân đxây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số 19/2005/TT-BTC ngày 11/3/2005 ca Bộ Tài chính hướng dẫn việc công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của Nhân dân;
Căn cứ Thông tư s 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Thông báo Kết luận s683-TB/TU ngày 30/7/2018 của Thường trực Tỉnh ủy về kết quả rà soát việc thu và quản lý sử dụng các khoản thu trong các trường mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tnh;
Căn cứ Văn bản s587/BC-STP ngày 30/11/2018 của Sở Tư pháp về việc thẩm định dự thảo Quyết định ban hành quy định về quy trình tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của Nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã; phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;
Theo đề nghị của Liên Sở Tài chính - Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 4842/TTr-TC-GDĐT ngày 30/11/2018, Văn bản s477/STC-NSHX ngày 15/02/2019 và Văn bản s 2158/TC-GD&ĐT ngày 14/6/2019.
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
Điều 1. Ban hành quy định về quy trình tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của Nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/7/2019.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công Thương; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL- Bộ Tư pháp;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Các Ban: Pháp chế, KTNS, Văn hóa - Xã hội;
- Cổng thông tin Điện tử Chính phủ;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Tĩnh, Báo nông nghiệp;
- Các PVP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh;
- Trung tâm Thông tin - Công báo - Tin học;
- Lưu: VT, KT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Quốc Vinh
 
 
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2019/QĐ-UBND ngày 26/6/2019 của y ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
   
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định này quy định về quy trình tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (bao gồm các dự án giao thông, trường học, trạm xá xã, các công trình văn hóa thể thao, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, kênh mương nội đồng, công trình điện và các công trình công ích khác).
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước tự nguyện đóng góp vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
b) UBND các huyện, thành phố, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp huyện, cấp xã).
c) Các trường: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học, Trung học phổ thông.
d) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Quy định này không áp dụng đối với các khoản viện trợ, tài trợ của các Chính phủ, Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước quy định tại Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ, Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ, Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính và Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2. Nguyên tắc huy động và quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện
1. Việc huy động vốn từ cộng đồng dân cư phải thực hiện trên tinh thần tự nguyện, đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, được sự đồng tình, nhất trí của người dân, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của từng địa phương.
2. Phương thức huy động, mức huy động phải căn cứ vào thu nhập bình quân của người dân và do Nhân dân trên địa bàn bàn bạc, quyết định. Không được yêu cầu Nhân dân đóng góp bắt buộc hoặc đóng góp quá sức dân; không được quy định mức đóng góp tối thiểu, tối đa, bình quân. Việc miễn, giảm cho các đối tượng chính sách, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do người dân trên địa bàn bàn bạc, quyết định.
3. Việc tổ chức huy động nguồn đóng góp của Nhân dân chỉ được thực hiện khi dự án đã được phê duyệt theo quy định; vốn huy động đóng góp để đầu tư xây dựng các dự án phải được sử dụng đúng mục đích, huy động cho dự án nào phải đầu tư trực tiếp cho dự án đó; nhu cầu vốn huy động trong Nhân dân được tính trên cơ sở tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Khi dự án hoàn thành được quyết toán, sau khi cân đối các nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài; nguồn vốn hợp pháp khác, nếu kinh phí huy động đóng góp xây dựng dự án không sử dụng hết, Chủ đầu tư phải bàn bạc xin ý kiến của cộng đồng dân cư nơi có dự án để thống nhất phương án giải quyết.
5. Đối với các nguồn vốn huy động bằng hiện vật và ngày công lao động thì khi dự án hoàn thành, căn cứ đơn giá hiện vật và giá trị ngày công lao động để hạch toán vào giá trị dự án để theo dõi, quản lý, không hạch toán vào thu, chi ngân sách Nhà nước.
6. Tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện không vì lợi nhuận, lợi ích cá nhân hoặc có đòi hỏi nào khác về quyền lợi trái với quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời có các hình thức ghi nhận tương xứng với mức đóng góp của các tổ chức, cá nhân.
   
Điều 3. Hình thức đóng góp tự nguyện
1. Bằng tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ hoặc các loại giấy tờ có giá trị quy đổi được ra Việt Nam đồng.
2. Các loại tài sản, hiện vật có giá trị về kinh tế hoặc phù hợp với nhu cầu sử dụng của dự án.
3. Bằng ngày công lao động hoặc các hình thức huy động đóng góp tự nguyện khác.
Điều 4. Quy trình huy động, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đóng góp để xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa các dự án thuộc xã, phường, thị trấn quản lý
1. Khi có nhu cầu đầu tư xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng (kể cả trường học) thuộc cấp xã quản lý cần huy động sự đóng góp của người dân, UBND cấp xã tổ chức rà soát, xác định sơ bộ quy mô đầu tư, tổng nhu cầu vốn, dự kiến cân đối các nguồn vốn bố trí cho dự án, trong đó có dự kiến phần vốn huy động đóng góp của Nhân dân; tổ chức lấy ý kiến của người dân trên địa bàn về chủ trương đầu tư dự án (đối với đầu tư xây dựng trường học thì phải lấy thêm ý kiến của Ban Giám hiệu nhà trường và của Hội phụ huynh).
Việc lập, thẩm định, phê duyệt và quyết định về chủ trương đầu tư xây dựng thực hiện theo các quy định hiện hành.
2. UBND cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã tổ chức cuộc họp dân (hoặc chủ hộ) từng thôn, tổ dân phố (đối với huy động đầu tư xây dựng trường học thì mời thêm Hội phụ huynh) để thảo luận, bàn và thống nhất về: Chủ trương đầu tư; nội dung huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện để xây dựng cơ sở hạ tầng của cấp xã; mức huy động, đối tượng miễn, giảm, mức giảm nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật.
a) Tổ chức cuộc họp thảo luận và biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín (hình thức biểu quyết do hội nghị quyết định) các nội dung nêu trên; lập biên bản gửi UBND cấp xã.
b) Cuộc họp trên được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba số người (hoặc chủ hộ) trong diện họp tham dự.
Nếu có trên 50% số người dự họp đồng ý thì việc huy động đóng góp được tổ chức thực hiện; nếu số người đồng ý chưa đạt quá 50% số người dự họp thì tổ chức lại cuộc họp để có phương án phù hợp, đồng thuận; trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp thì phát phiếu lấy ý kiến tới các hộ gia đình.
3. UBND cấp xã và nhà trường có trách nhiệm công bố công khai mức huy động đóng góp, các trường hợp được miễn, giảm và mức giảm trước khi tổ chức huy động.
4. Tổ chức huy động:
a) Căn cứ dự án được duyệt, đối tượng, mức huy động đã được thống nhất tại khoản 2 điều này, Chủ tịch UBND cấp xã chỉ đạo trưởng thôn, trưởng các khối phố phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã thông báo cho Nhân dân được biết về mức huy động đóng góp, các trường hợp miễn giảm, mức giảm trước khi tổ chức huy động; địa điểm và thời gian thực hiện thu đóng góp.
b) UBND cấp xã chủ trì phối hợp với trưởng thôn (tổ trưởng dân phố) và các đơn vị liên quan để tổ chức thu các khoản huy động đóng góp.
c) Kế toán cấp xã có trách nhiệm: Tiếp nhận các khoản đóng góp của Nhân dân; thực hiện đúng các quy định về chứng từ kế toán ngân sách xã trong quá trình thu; quản lý và trong ngày phải nộp đầy đủ, kịp thời số tiền thu được vào tài khoản tiền gửi khác của UBND cấp xã mở tại kho bạc Nhà nước; sử dụng và thanh quyết toán các khoản đóng góp của Nhân dân cho việc đầu tư xây dựng dự án theo đúng các quy định pháp luật về chế độ kế toán ngân sách xã và các quy định hướng dẫn quản lý ngân sách xã của Bộ Tài chính tại Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016.
5. Quản lý và sử dụng:
Sau khi dự án đầu tư được phê duyệt, UBND cấp xã có trách nhiệm:
- Thành lập Ban quản lý dự án theo quy định hoặc thuê tổ chức đủ điều kiện để tổ chức quản lý dự án đảm bảo đúng tiến độ và dự toán, thiết kế được duyệt.
- Thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, các thành viên của Ban giám sát do Nhân dân bàn và quyết định cử ra trong số đại diện hộ gia đình trong xã và có thể bầu chọn trong số đại diện Ban thanh tra nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã.
Ban giám sát đầu tư của cộng đồng có trách nhiệm giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân để đầu tư xây dựng các công trình; giám sát quá trình thi công, nghiệm thu, bàn giao và quyết toán công trình theo đúng quy định, đúng mục đích và đảm bảo hiệu quả; phát hiện và thông báo kịp thời cho cấp có thẩm quyền để xử lý đối với những hành vi vi phạm trong quá trình tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cấp xã.
6. Nghiệm thu, bàn giao dự án đầu tư xây dựng:
a) Kết thúc thi công, trước khi bàn giao dự án đưa vào sử dụng, UBND cấp xã phải tổ chức nghiệm thu dự án theo đúng quy định. Việc nghiệm thu phải có sự tham gia của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Sau khi nghiệm thu, UBND cấp xã phải tổ chức bàn giao dự án cho đơn vị quản lý và sử dụng. Việc sử dụng dự án phải đúng mục đích, hàng năm phải có kế hoạch và bố trí kinh phí để duy tu, bảo dưỡng dự án.
b) Ban Quản lý dự án phải tiến hành lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, đảm bảo chính xác, đúng quy định.
c) Kế toán cấp xã có trách nhiệm quyết toán số thu và sử dụng các khoản huy động đóng góp của Nhân dân, tính toán xác định số chênh lệch giữa số thực thu với số thực chi cho dự án. Việc xử lý số chênh lệch thu - chi (nếu có) phải được Nhân dân bàn và quyết định.
d) Sau khi quyết toán dự án hoàn thành, UBND cấp xã lập báo cáo tình hình thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân để công khai cho dân biết, đồng thời gửi cho UBND cấp huyện để tổng hợp báo cáo theo quy định.
Các báo cáo gồm:
- Báo cáo tài chính về tình hình huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân cho dự án (phản ánh rõ ràng, đầy đủ các khoản thu, chi);
- Báo cáo tình hình chấp hành dự toán thiết kế và dự toán thi công của dự án;
- Biên bản nghiệm thu, báo cáo giám sát thi công dự án;
- Báo cáo, đánh giá kết quả sử dụng vốn huy động của dự án.
7. Trường hợp Nhân dân trong phạm vi một thôn hoặc một cộng đồng dân cư của xã, phường, thị trấn tự nguyện đứng ra tổ chức huy động, tự quản lý việc đầu tư xây dựng dự án phục vụ trực tiếp cho lợi ích của cộng đồng dân cư (dự án 100% vốn huy động đóng góp), trước khi thực hiện xây dựng dự án phải báo cáo UBND cấp xã để được hướng dẫn việc lập hồ sơ xây dựng đúng quy hoạch, dự toán dự án đầu tư, thanh quyết toán dự án, thực hiện công khai tài chính.
Điều 5. Quy trình huy động, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng trường học đối với trường Trung học cơ sở liên xã, Trung học phổ thông
1. Khi có nhu cầu đầu tư xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa cơ sở hạ tầng của trường học cần huy động sự đóng góp của Nhân dân, UBND cấp huyện nơi trường đóng chủ trì phối hợp UBND cấp xã liên quan (hoặc UBND cấp huyện liên quan nếu trường THPT tuyển sinh từ 02 huyện trở lên), Ban giám hiệu nhà trường và đơn vị liên quan tổ chức rà soát, xác định sơ bộ quy mô đầu tư, tổng nhu cầu vốn, dự kiến cân đối các nguồn vốn bố trí cho dự án, trong đó có dự kiến phần vốn huy động đóng góp từ Nhân dân, tổ chức lấy ý kiến của Nhân dân, Hội phụ huynh về chủ trương đầu tư.
Việc lập, thẩm định, phê duyệt và quyết định về chủ trương đầu tư xây dựng thực hiện theo các quy định hiện hành.
2. UBND cấp huyện nơi trường đóng chủ trì phối hợp UBND cấp xã liên quan (hoặc cấp huyện liên quan đối với trường Trung học phổ thông tuyển sinh từ 02 huyện trở lên), Ban giám hiệu nhà trường, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, cấp xã và các tổ chức đoàn thể các xã liên quan tổ chức họp với người dân từng xã, phường, thị trấn liên quan (mời thêm Hội phụ huynh trường tham dự) để bàn và thống nhất về: Chủ trương đầu tư; nội dung huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của Nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng trường học; mức huy động, đối tượng miễn, giảm, mức giảm nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật.
a) Tổ chức cuộc họp thảo luận và biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín (hình thức biểu quyết do hội nghị quyết định) các nội dung nêu trên, lập biên bản gửi UBND cấp xã có liên quan (hoặc cấp huyện có liên quan đối với trường THPT tuyển sinh từ 02 huyện trở lên).
b) Cuộc họp được tiến hành khi có ít nhất trên hai phần ba số người trong diện họp tham dự.
Nếu có trên 50% số người dự họp tán thành thì việc huy động đóng góp được tổ chức thực hiện; nếu số người đồng ý chưa đạt quá 50% số người dự họp thì tổ chức họp lại hoặc phát phiếu lấy ý kiến tới nhân dân để có phương án phù hợp, đồng thuận.
Trong trường hợp chủ hộ chưa nhất trí, UBND cấp xã, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, cấp xã và nhà trường tổ chức tuyên truyền, vận động, thuyết phục những người dân chưa tán thành để những hộ này tự nguyện đóng góp theo nhất trí của đa số người dự họp.
3. UBND cấp xã liên quan có trách nhiệm công bố công khai mức huy động đóng góp, các trường hợp được miễn, giảm và mức giảm trước khi tổ chức huy động.
4. Tổ chức huy động:
- Căn cứ dự án được duyệt, đối tượng và mức huy động đã được thống nhất tại khoản 2 điều này, UBND cấp huyện giao các xã liên quan thông báo cho Nhân dân biết về địa điểm, thời gian, mức đóng góp đối với từng lần thu, các trường hợp được miễn, giảm, mức giảm; UBND cấp huyện (phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện) phối hợp với các xã tổ chức thu các khoản đóng góp của Nhân dân.
- UBND cấp huyện (phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện) nơi trường đóng phối hợp nhà trường tiếp nhận khoản thu huy động đóng góp của Nhân dân và nộp tiền vào tài khoản tiền gửi khác của UBND cấp huyện mở tại Kho bạc nhà nước nơi đơn vị giao dịch ngay trong ngày; đồng thời, mở sổ sách theo dõi việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp theo quy định; Căn cứ tiến độ thực hiện dự án, phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện làm thủ tục cấp kinh phí từ tài khoản tiền gửi của UBND cấp huyện cho Ban Quản lý dự án, Ban Quản lý dự án có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đảm bảo đúng quy định.
Trường hợp có chênh lệch thu chi, UBND cấp huyện nơi trường đóng có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan thông báo cho Nhân dân được biết để bàn và quyết định.
5. Quản lý, sử dụng các khoản huy động đóng góp:
Sau khi dự án đầu tư đã được phê duyệt theo quy định, UBND cấp huyện nơi trường đóng có trách nhiệm:
a) Thành lập Ban Quản lý dự án (sử dụng Ban A cấp huyện) để tổ chức quản lý dự án đảm bảo đúng quy định.
b) Thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, các thành viên của Ban giám sát gồm: Cấp ủy, chính quyền và Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã liên quan (hoặc UBND cấp huyện có liên quan nếu trường Trung học phổ thông tuyển sinh từ 02 huyện trở lên) bàn bạc thống nhất cử đại diện tham gia Ban giám sát gửi UBND cấp huyện; Đại diện nhà trường.
Ban giám sát đầu tư của cộng đồng có trách nhiệm giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân để đầu tư xây dựng; giám sát việc thi công, nghiệm thu, bàn giao và quyết toán dự án theo đúng quy định, đúng mục đích và đảm bảo hiệu quả; phát hiện và thông báo kịp thời cho cấp có thẩm quyền để xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định trong quá trình tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trường học.
6. Nghiệm thu, bàn giao dự án đầu tư:
a) Kết thúc thi công, trước khi bàn giao dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng, Ban quản lý dự án phải tổ chức nghiệm thu dự án theo đúng quy định (việc nghiệm thu dự án hoàn thành phải có sự tham gia của Ban giám sát, đại diện của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện) và bàn giao cho nhà trường quản lý và sử dụng. Việc sử dụng phải đúng mục đích, hàng năm phải có kế hoạch và bố trí kinh phí để duy tu, bảo dưỡng dự án.
b) Căn cứ kết quả nghiệm thu, Ban quản lý dự án phải tiến hành lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, đảm bảo chính xác, đúng quy định.
c) Sau khi quyết toán dự án hoàn thành, UBND cấp huyện phải lập báo cáo tình hình thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp để công khai cho Nhân dân biết, đồng thời gửi cho UBND cấp xã có liên quan (hoặc cấp huyện có liên quan nếu trường Trung học phổ thông tuyển sinh từ 02 huyện trở lên).
Các báo cáo gồm:
- Báo cáo tài chính về tình hình huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân cho dự án (phản ánh rõ ràng, đầy đủ các khoản thu, chi);
- Báo cáo tình hình chấp hành dự toán thiết kế và dự toán thi công của dự án;
- Biên bản nghiệm thu và báo cáo giám sát thi công dự án;
- Báo cáo, đánh giá kết quả sử dụng vốn huy động của dự án.
Điều 6. Công khai tài chính, nguồn vốn huy động
Sau khi quyết toán dự án hoàn thành, UBND cấp xã (đối với dự án do cấp xã chủ trì), Ban Quản lý dự án (đối với dự án đầu tư trường Trung học cơ sở liên xã, trường Trung học phổ thông) có trách nhiệm tổ chức công khai tài chính theo quy định.
1. Nội dung công khai:
a) Công khai kết quả huy động vốn: Đối tượng, thời gian, hình thức, mức đóng góp của từng đối tượng.
b) Công khai việc sử dụng nguồn vốn huy động để đầu tư xây dựng dự án: Danh mục dự án được đầu tư, quyết định phê duyệt dự toán, phê duyệt quyết toán dự án của cấp có thẩm quyền.
c) Công khai số chênh lệch thu, chi (nếu có).
2. Hình thức công khai: Niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, nhà văn hóa thôn, khu phố, bảng tin nhà trường và thông qua các buổi họp trực tiếp với Nhân dân.
3. Thời gian công khai: Chậm nhất 30 ngày sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.
Điều 7. Trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan
1. UBND cấp huyện căn cứ quy định này và tình hình cụ thể của địa phương để tổ chức thực hiện phù hợp, đúng quy định; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của Nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của xã, liên xã, các cơ sở trường học trên địa bàn; định kỳ hàng quý, báo cáo Sở Tài chính kết quả thực hiện huy động xây dựng cơ sở hạ tầng (bao gồm cả trường học), đồng thời, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo kết quả huy động xây dựng cơ sở hạ tầng trường học.
2. UBND cấp xã, Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non, trường phổ thông có nhiều cấp học tổ chức huy động các khoản đóng góp tự nguyện của Nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện theo quy định.
3. HĐND, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm giám sát việc huy động đóng của Nhân dân và sử dụng nguồn kinh phí huy động theo đúng quy định.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
 
                                                                    
 

Nguồn tin: MN Tân Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập32
  • Hôm nay403
  • Tháng hiện tại2,016
  • Tổng lượt truy cập648,101
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây