Xã hội ngày càng phát triển, thế giới trở nên hiện đại thì việc làm quen tiếng Anh rất cần thiết cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Bởi tiếng Anh là một trong những kỹ năng cần thiết để trẻ phát triển toàn diện để sau này dễ hòa nhập với thế giới. Vì thế, cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh là rất quan trọng.
Căn cứ Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT ngày 30/12/2020 ban hành chương trình làm quen tiếng anh dành cho trẻ mẫu giáo.
Căn cứ CV chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo Thành phố Hà Tĩnh. Căn cứ nhu cầu, nguyện vọng cua phụ huynh cho trẻ làm quen với tiếng anh . Trường mầm non Tân Giang lựa chọn trung tâm Anh Ngữ Blue galaxy là một trong số các trung tâm được Sở giáo dục đào tạo tỉnh Hà tĩnh cấp phép hoạt động.
Năm học 2022-2023, trường mầm non Tân Giang có 179/285 trẻ mẫu giáo được phụ huynh đăng ký tham gia chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non.
Với mục đích giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hứng thú với việc học tiếng Anh của các bậc học tiếp theo, nâng cao nhận thức khi làm quen với ngôn ngữ mới và đạt được các mục tiêu cụ thể như; trẻ hiểu biết đơn giản về thế giới xung quanh bằng tiếng Anh, biết sử dụng từ đơn 1 âm tiết dễ phát âm theo một số chủ đề gần gũi xung quanh trẻ như; trường học, tên gọi, nghề nghiệp, con vật, số đếm, chữ cái, màu sắc, cây cối, đồ chơi, hoa quả…Trẻ biết cách sử dụng một số câu đơn giản như; chào hỏi, tên tuổi, xin lỗi, cảm ơn…Trẻ biết hát theo và hát bài hát đơn giản phù hợp với lứa tuổi; biết diễn đạt ý thích, biểu lộ cảm xúc qua ngôn ngữ; hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh qua kỹ năng nghe nói; hình thành thói quen thích học tiếng Anh một cách tự nhiên và có hiệu quả.
Bắt đầu từ tháng 10/2022, trẻ được làm quen với tiếng Anh 2 tiết/tuần, chương trình phù hợp với từng độ tuổi theo nội dung của Bộ GD&ĐT. Nhà trường phối hợp với trung tâm Anh Ngữ Blue galaxy lựa chọn giáo viên người nước ngoài và giáo viên Việt Nam có năng lực, có trình độ, có kỹ năng hướng dẫn trẻ mầm non. Bằng phương pháp nhẹ nhàng thoải mái trẻ được “Học bằng chơi, chơi bằng học” thông qua các bài hát, trò chơi, tranh ảnh, cách phát âm…. Những giờ làm quen tiếng Anh luôn mang đến cho trẻ niềm vui hứng thú, những tiếng cười sảng khoái, từ đó trẻ có thể tiếp cận với ngôn ngữ mới được nhanh hơn và dễ nhớ hơn.
Sau đây là một số hình ảnh được ghi lại báo cáo rung chuông vàng môn Làm quen Tiếng Anh của các cháuTrao giải cho các cháu đạt giải nhất, nhì, ba cho 3 khối.Các cháu khối Jery 4 tuổiCác cháu khối Donall 3 tuổiCác cháu khối Pooh 5 tuổi
Trong những hoạt động của trường mầm non, múa là một hoạt động tích cực không chỉ bồi dưỡng về mặt thể chất mà còn làm cho cơ thể linh hoạt, mềm dẻo, bền bỉ, linh hoạt, hồn nhiên ngây thơ, luôn hướng tâm hồn đến cái đẹp, cái thiện, biết yêu quý cuộc sống. Có thể khẳng định múa là những dạng hoạt động góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Dạy múa cho trẻ mầm non sẽ góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm làm giàu đẹp đời sống tinh thần như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng trẻ thơ. Hơn thế nữa múa còn giúp trẻ cảm nhận cái đẹp, tự tin và làm chủ cơ thể, làm đẹp cho mình, giảm bớt sự căng thẳng của cơ thể. Cơ thể thoải mái là cơ sở, điều kiện giúp trẻ khôn lớn và trưởng thành sau này có dáng vóc đẹp và khỏe mạnh. Để có một giờ hoạt động âm nhạc lôi cuốn hấp dẫn, đạt hiệu quả tốt thì cô giáo cần phải tổ chức hoạt động đúng phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động sáng tạo hấp dẫn.
Nhảy, múa thiên về vận động thể chất, tuy nhiên những chuyển động đơn giản của bé cũng chính là biểu hiện của việc phát triển khả năng trí tuệ. Bên cạnh đó nhảy múa cũng mang lại nhiều lợi ích kỹ năng rèn luyện thân thể và kỹ năng xã hội cho các bé.
Khi học múa, bé sẽ phát triển được nhiều lĩnh vực khác như khả năng giao tiếp với người khác, ý thức cá nhân trong cộng đồng với những bạn cùng học, với cô giáo dạy, bé sẽ được phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, tính kỷ luật, sự sáng tạo.
Việc giữ thăng bằng, phối hợp tay chân và cử động của bé là những biểu hiện của tâm vận động, một trong năm chức năng quan trọng của não bộ bên cạnh nhận thức, thị giác, cảm xúc giao tiếp và ngôn ngữ.
Các bài múa giúp các bé trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát hơn, thông qua các động tác nhảy, dãn căng, chạy, và thậm chí là đứng im, các bé sẽ có khả năng cảm thụ nhuần nhuyễn về nhịp điệu, các bé được rèn luyện khả năng tập trung và tự tin thể hiện trước đông người.
Nhảy múa chính là một trong những rèn luyện cơ bản không chỉ cho trí thông minh vận động (IQ) mà còn cho cả trí thông minh cảm xúc (EQ), nhất là cho sự kết hợp giữa IQ và EQ. Bởi qua nhảy múa, bạn có thể thể hiện cảm xúc, tình cảm, cả suy nghĩ của mình tự nhiên, cũng như tình cảm nhất.
Bên cạnh đó, nhảy múa giúp đẩy mạnh quá trình phát triển óc tư duy, sáng tạo, khả năng quan sát, trí nhớ thông qua khả năng kết hợp các động tác, kết hợp nhịp điệu với cử động, tăng cường khả năng tập trung, giúp cơ thể phát triển cân đối và phản xạ nhạy bén.
Một số hình ảnh ghi lại trong buổi báo cáo học năng khiếu múa của các cháu.
Hoạt động vẽ là một trong những nội dung giáo dục thẩm mỹ nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo, thông qua đó phát triển cảm giác, tri giác, phát triển khả năng cảm thụ và khả năng sáng tạo, đồng thời vẽ còn là sự biểu lộ thái độ, tình cảm yêu ghét của trẻ đối với thế giới xung quanh.
Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ đã tiếp thu một lượng kiến thức đáng kể về thế giới xung quanh do trẻ trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy hoặc do người lớn kể lại qua các câu chuyện, phim ảnh. Từ đó thế giới biểu tượng của trẻ cũng phong phú dần lên và làm nảy sinh tính ham hiểu biết, hứng thú nhận thức, muốn khám phá những điều mới lạ. Xuất phát từ đó trẻ bắt đầu quan tâm đến các kiểu dáng, cách trang trí, thiết kế... kết hợp lại với nhau và được trẻ thể hiện qua tranh vẽ một cách trượng trưng. Những nét vẽ nghuệch ngoạc, hồn nhiên, hết sức bình dị nhưng rất cần thiết trong quá trình hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp và khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Từ những nét vẽ, bức tranh đó chính là cảm xúc, tình cảm là ước mơ mà trẻ đã thể hiện trên trang giấy. Lứa tuổi mẫu giáo là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò mò, trí tưởng tượng bay bổng, khả năng liên tưởng mạnh. Vì vậy đây là giai đoạn tối ưu để gieo hành vi sáng tạo. Sự sáng tạo của trẻ em thường bắt đầu bằng sự tái tạo, bắt chước, mô phỏng và thường không có tính chủ đích. Sự sáng tạo của trẻ em phụ thuộc nhiều vào cảm xúc, vào tình huống và thường kém bền vững. Do đó tranh vẽ của trẻ nhỏ chưa phải là những tác phẩm nghệ thuật thực thụ, trẻ sẵn sàng vẽ bất cứ cái gì, không biết sợ, không biết tới khó khăn trong miêu tả. Càng nhỏ tuổi trẻ càng dễ lựa chọn đối tượng miêu tả, bởi lẽ đối tượng đó thường là cái trẻ thích, trẻ muốn.
Ban đầu là những kiến thức, kỹ năng cơ bản, theo thời gian, qua luyện tập, dần dần trẻ tích luỹ được kinh nghiệm và phát triển khả năng thẩm mỹ, năng khiếu thẩm mỹ. Thế giới trong mắt trẻ thơ là một thế giới sinh động, rực rỡ sắc màu và được trẻ thể hiện những điều trẻ muốn nói, mang dấu ấn của riêng mình. Những gì trẻ miêu tả trong tranh vẽ thể hiện trí tưởng tượng vô cùng phong phú, đáng yêu và ngộ nghĩnh. Chúng ta thường có thói quen dùng màu sắc thực tế để tô màu nhưng với trẻ màu sắc không nhất thiết là màu xanh tô lá cây, màu nâu tô cho mặt đất..., điều thú vị nhất khi khám phá các tác phẩm của trẻ là những điều diễn giải thú vị đằng sau những nét vẽ ngộ nghĩnh, ngây thơ.
Khả năng thể hiện tư duy hình tượng và xúc cảm, tình cảm trong tranh vẽ của trẻ được phát triển theo từng lứa tuổi.
Một số hình ảnh báo cáo kết quả học năng khiếu vẽ của các cháu
Đăng ký thành viên